Loại cá được nhắc đến ở đây chính là cá chép. Theo y học cổ truyền, các chép có vị ngọt, tính ôn, tác dụng phục kinh lá lách và dạ dày. Các món ăn từ cá chép giúp bổ khí, tăng cường lá lách, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giảm sưng tấy.
Các chép còn chứa protein, chất béo, carbohydrate, natri, vitamin, chất xơ và nhiều dưỡng chất khác. Các axit béo không bão hòa và protein chất lượng cao trong cá chép có tác dụng hạ lipid máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, vitamin A trong loại thực phẩm này có khả năng bảo vệ mắt.
Lợi ích của cá chép đối với sức khỏe
- Giàu protein, ít chất béo
100 gram cá chép có thể cung cấp 20 gram protein và khoảng 1 gram chất béo. Đây là loại thực phẩm lý tưởng cho những người muốn tăng khối lượng cơ bắp, giảm lượng chất béo nạp vào cơ thể.
Protein trong cá chép là loại protein chất lượng cao. Nó chứa đủ các axit amin thiết yếu đối với cơ thể, dễ tiêu hóa và hấp thu.
- Giàu axit béo không bão hòa
Cá chép giàu axit béo không bão hòa như axit béo omega-3. Những axit béo này có vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Nó làm giảm cholesterol và chất béo trung tính trong máu, giúp ngăn ngừa tình trạng xơ cứng động mạch và các bệnh tim mạch, cải thiện chức năng não, ngăn ngừa suy giảm nhận thức, trầm cảm.
- Giàu vitamin, khoáng chất
Cá chép là loại thực phẩm có lượng vitamin và khoáng chất. Nó chứa vitamin A, D, B12, canxi, phốt pho, sắt... Các chất này có vai trò quan trọng cho sức khỏe, cải thiện miễn dịch.
- Chống oxy hóa
Cá chứa nhiều thành phần chống oxy hóa như selen, kẽm, các nguyên vi lượng, flavonoid... có tác dụng loại bỏ các gốc tự trong cơ thể, giúp làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa bệnh tật, các bệnh mãn tính.
- Hỗ trợ tiểu hóa
Cá chép là thực phẩm dễ tiêu hóa, có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột. Các enzyme trong cá chép có thể giúp cơ thể phân hủy thức ăn, nâng cao hiệu quả tiêu hóa.
Những người không nên ăn cá chép
- Người bị bệnh gout
Cá chép là thực phẩm có hàm lượng purine cao. 100 gram cá chép chứa tới 137,1mg purine Người bị bệnh gout chỉ được nạp dưới 150mg purine/ngày. Vì vậy, những người đang bị bệnh này nên tránh ăn cá chép.
- Người bị bệnh gan, thận
Người bị bệnh gan cần giảm lượng protein nạp vào cơ thể. Trong khi đó, người bị bệnh gan nên tránh ăn cá chép - loại thực phẩm rất giàu protein.
Người mắc sỏi thận cũng cần tránh ăn cá chép. Những người này cần kiểm soát lượng axit uric trong cơ thể. Khi axit uric tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi. Trong khi đó, cá chép là thực phẩm có thể làm tăng lượng axit uric trong cơ thể.
- Người bị xuất huyết, chảy máu
Chất axit eicosapentaenoic trong cá chép có thể gây ra sự ức chế tập kết tiểu cầu, chống lại bệnh huyết khối và các triệu chứng liên quan đến xuất huyết.
Người có bệnh liên quan đến xuất huyết như dị ứng, cơ thể thiếu vitamin C, chảy máu bất thường... thì không nên ăn cá chép.