1. Kiểm soát đường huyết
Củ riềng là một trong những thực phẩm tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Chiết xuất của củ riềng được chứng minh có thể ức chế chuyển hóa carbohydrate, hoạt động kiểm soát glucose của loại gia vị này cũng cũng không kém thuốc trị đái tháo đường tổng hợp. Bên cạnh đó, các bộ phận của củ riềng có thể kích thích tái tạo các tế bào và tiết insulin trong tuyến tụy.
Tuy nhiên, những người bị bệnh tiểu đường vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi tiêu thụ loại gia vị này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
2. Chống ung thư
Nhờ đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, củ riềng giúp hỗ trợ giảm thiệt hại gây ra cho DNA bởi các gốc tự do và các yếu tố độc hại khác. Galanin trong loại củ này đóng vai trò trung tâm trong việc ngăn ngừa sự tấn công của ung thư vì nó điều chỉnh hoạt động của enzyme và phá hủy độc tính gen.
Một cuộc nghiên cứu ở Anh thực hiện với những người bị khối u ở phổi và vú cho thấy củ riềng có những đặc tính chống ung thư vô cùng hiệu quả. Do đó, bổ sung loại gia vị này vào các món ăn hàng ngày cũng sẽ có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa ung thư cho gia đình bạn.
3. Tăng cường tuần hoàn máu
Củ riềng có khả năng loại bỏ chất độc và cải thiện sự tuần hoàn máu. Kết quả là có thêm dưỡng chất cung cấp cho mô da. Loại củ này cũng có thể được dùng cho da đầu để thúc đẩy tăng trưởng tóc do nó có khả năng tăng cường sự tuần hoàn máu.
4. Tốt cho xương khớp
Không chỉ tốt cho tiêu hoá, riềng còn có tác dụng giảm đau xương khớp. Nghiên cứu cho thấy củ riềng chứa các đặc tính kháng viêm giúp nó trở thành một phương thuốc trị bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả. Ngoài ra, trong dân gian vẫn dùng riềng ngâm rượu để xoa bóp, chữa đau nhức cơ thể, xương khớp, đau thần kinh tọa.
4. Hỗ trợ tiêu hóa
Công dụng phổ biến và lâu đời nhất của củ riềng là chữa đau bụng. Ngoài ra, nó cũng có thể được dùng để giảm ói mửa, tiêu chảy và nấc cụt.
Người bị tỳ vị hư hàn hay có triệu chứng bụng sôi, khó tiêu, bụng đau râm ran, đại tiện phân lỏng do ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn sống, lạnh, cay, uống rượu, hút thuốc… có thể dùng 1 củ riềng nhỏ khoảng 12g thêm lá lốt, lá ổi, gừng tươi, sắc uống ngày 2-3 lần, uống thuốc khi thấy hết triệu chứng thì dừng.
Ngoài củ riềng thì những loại rau sau cũng hạ đường huyết rất tốt:
Rau diếp cá
Rau diếp cá trong Đông y có tính mát, vị cay hơi đắng và có hiệu quả cao trong việc thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, trị nóng trong. Tuy nhiên rất ít người biết rằng diếp cá là một trong các loại rau giúp hạ đường huyết nhanh nhất đấy. Vitamin B dồi dào có trong rau diếp cá sẽ làm giảm mức độ homocysteine, từ đó hạ đường huyết an toàn, hiệu quả. Đây cũng là lý do nhiều bác sĩ khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên thêm rau diếp cá vào bữa cơm hàng ngày hoặc dùng xay nước uống đều đặn.
Rau ngót tốt cho người đường huyết cao
Rau ngót là loại rau dễ tìm mua, chế biến được nhiều món ăn và hương vị cũng rất ngon, rau giòn dai tự nhiên, ngọt nhẹ mà lại thanh mát. Ngoài dùng là thực phẩm thanh nhiệt, giải độc mùa nắng nóng, rau ngót còn giúp kiểm soát hiệu quả lượng đường trong cơ thể, rất có lợi cho người bị đường huyết cao.
Cần tây
Nhắc đến các loại rau giúp hạ đường huyết hiệu quả thì làm sao có thể bỏ qua cần tây. Không chỉ có tác dụng trong việc làm đẹp da, giảm cân, đào thải độc tố mà loại rau này còn có nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe, điển hình như điều hòa lượng đường trong máu, hạ đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường và tránh những biến chứng không mong muốn của bệnh. Cần tây bạn có thể dùng để ăn sống, ép nước uống hoặc xào, nấu canh, trộn gỏi,... đều giòn ngon, vị dễ ăn, nhiều nước nên giải khát rất tốt nữa đấy.
Đậu bắp
Nếu bạn đang tìm kiếm các loại rau giúp hạ đường huyết thì không nên bỏ qua đậu bắp đâu nhé. Đậu bắp là thực phẩm có chứa nhiều chất xơ hòa tan cùng hàm lượng kẽm, selen cao có tác dụng tăng kích thích sản sinh insulin tự nhiên trong cơ thể, từ đó đường huyết ổn định, phòng chống bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó đây còn là thực phẩm hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư rất hiệu quả nữa đấy.
Rong biển
Rong biển là một trong các loại rau giúp hạ đường huyết rất hiệu quả, thậm chí những người đường huyết thấp còn được khuyến cáo không nên ăn quá nhiều thực phẩm này để tránh gây tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài chất xơ trong rong biển còn có nhiều protein, polysaccharide và rất nhiều loại vitamin khác cần thiết trong quá trình ổn định đường huyết. Bạn có thể dùng rong biển để làm salad, nấu canh hay xào đều ngon miệng và bổ dưỡng.
Rau xà lách
Xà lách chắc hẳn là loại rau không còn xa lạ trong mâm cơm của người Việt khi có mặt trong rất nhiều món ăn truyền thống với vai trò là rau ăn kèm. Không chỉ cung cấp lượng nước dồi dào cùng nhiều khoáng chất mà xà lách còn là nguồn cung cấp vitamin B12, A, C,... cần thiết. Đặc biệt nhất trong thành phần dinh dưỡng của xà lách phải kể đến hoạt chất niacin, một chất kích hoạt insulin mà người đường huyết cao và bệnh nhân tiểu đường rất cần.
Cải thảo
Cải thảo đặc biệt rất tốt cho người bị đường huyết cao, nhất là khi đem đi muối chua hoặc làm thành kim chi. Những món ăn lên men này bổ sung cho cơ thể rất nhiều vi sinh vật có lợi cho tiêu hóa cùng với lượng lớn chất chống oxy hóa cao, thúc đẩy sản sinh insulin nhanh chóng làm hạ đường huyết.