Có lẽ vì quá phố biến và rẻ tiền nên không được nhiều người coi trọng, nhưng hạt lạc từng được mệnh danh là “quả trường sinh”. Nó cung cấp cho người dùng nguồn chất đạm và chất béo dồi dào. Lạc cũng là kho tàng chất chống oxy hoá, giúp chị em phụ nữ trẻ hoá làn da.
Lạc là kho tàng chất chống oxy hoá
Lạc không hề xa lạ với người Việt, nó được bày bán ở các chợ dân sinh hay siêu thị với giá thành rất rẻ. Mặc dù lạc không phải là trái cây nhưng giàu chất chống oxy hoá như trái cây. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ cho thấy lạc có chất chống oxy hoá hơn cả trà xanh và nho. Chất chống oxy hoá trong hạt lạc bao gồm:
+ Resveratrol
Resveratrol là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, rất phong phú trong nho và rượu vang, cũng như trong đậu phộng. Sự phong phú của resveratrol trong bơ đậu phộng tương tự nước ép nho. Nghiên cứu tại Đại học Georgia ở Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, resveratrol có thể làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim.
+ Phytosterol
Trong đậu phộng và dầu đậu phộng có phytosterol, có thể làm giảm sự hấp thu cholesterol ở đường tiêu hóa.
+ Axit p-coumaric
Axit p-coumaric là chất chống oxy hóa chính trong đậu phộng và nó cũng có đặc tính chống viêm. Đậu phộng còn cho thấy khả năng cải thiện bệnh tiểu đường loại 2.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Nutrients cho thấy, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 áp dụng chế độ ăn ít carbohydrate, đồng thời thay thế một số carbohydrate giàu tinh bột bằng đậu phộng có thể làm giảm đường huyết lúc đói và sau khi ăn.
+ Isoflavone
Đậu phộng cũng chứa isoflavone, có nhiều trong đậu nành và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
2. Những tác dụng của hạt lạc
Lạc được sử dụng rất nhiều trong đời sống. Bởi nó chứa rất nhiều tác dụng cho sức khỏe như:
+ Tốt cho tim mạch
So với các loại hạt đắt tiền như óc chó, hạnh nhân, lạc cũng là thực phẩm tốt cho tim mạch và được xếp ngang hàng. Ăn lạc có thể giảm mức cholesterol, ngăn chặn quá trình hình thành các cục máu đông (nhỏ) cũng như giảm các nguy cơ đau tim hay đột quỵ.
+ Cải thiện bệnh tiểu đường
Lạc là một trong những nhóm thực phẩm với chỉ số đường huyết thấp. Khi ăn, bạn sẽ không lo lượng đường trong máu tăng lên đột biến. Theo nhiều nghiên cứu, loại hạt này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở phụ nữ.
+ Giảm viêm
Lạc chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, tránh một số tình trạng đầy hơi, khó tiêu, táo bón. Không những vậy, trong hạt còn chứa chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm khắp cơ thể.
+ Ngăn ngừa ung thư
Nghiên cứu đã chứng minh, đối với đối tượng người lớn tuổi, khi ăn bơ đậu phộng sẽ giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tuyến không tim – một loại ung thư dạ dày.
+ Ngăn ngừa sỏi mật
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tiêu thụ lạc với hàm lượng 28,35 gam mỗi tuần có thể giúp giảm 25% nguy cơ tiến triển sỏi mật. Nếu ăn thường xuyên loại thực phẩm này có khả năng tăng 20% sức khỏe túi mật đối với những người ít khi ăn.
+ Hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm
Thành phần dinh dưỡng có trong lạc bao gồm acid amin tryptophan đóng vai trò quan trọng để sản xuất serotonin – một hợp chất có lợi cho não. Đồng thời, chất này giúp cải thiện tâm trạng rất tốt, hạn chế lo lắng, khó chịu, và giảm chứng trầm cảm.
+ Tăng cường trí nhớ
Trong lạc chứa vitamin B3 và niacin, mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, bao gồm cải thiện chức năng cho bộ não và thúc đẩy hoạt động trí nhớ.
+ Giảm cholesterol
Trong lạc rất nhiều chất dinh dưỡng có khả năng kiểm soát và giảm được hàm lượng cholesterol bên trong cơ thể. Ăn lạc thường xuyên có thể tăng những cholesterol tốt và giảm những cholesterol xấu, nhờ đó, mang đến sức khỏe cho cơ thể.
+ Giảm nguy cơ dị tật đối với thai nhi
Acid folic có trong lạc giúp cung cấp khoảng 400 microgam/ngày cho phụ nữ mang thai. Nhờ đó, tăng hiệu quả làm giảm nguy cơ mắc khuyết tật ống thần kinh khi sinh con, có thể lên tới 70%.
Món muối vừng lạc gắn liền với bao thế hệ
Muối vừng lạc chính là món ăn dân dã, dễ làm gắn liền cùng bao thế hệ. Đây vừa là món ăn vừa có thể kết hợp với các món ăn khác tạo nên sức hấp dẫn kỳ diệu.
- Nguyên liệu chuẩn bị
Lạc khô: 200g; Vừng vàng: 60g; Vừng đen: 60g; Muối tinh: 1 thìa; Dụng cụ cần thiết.
- Cách làm muối vừng lạc
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Lạc và vừng bạn cho ra nia nhỏ hay rá phẳng để dễ nhìn. Tách riêng mỗi loại, tránh để lẫn vào nhau. Loại bỏ các hạt sâu, hạt lép, hạt thối đi, chỉ giữ lại những hạt nguyên vẹn, bề mặt bóng ngon để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của cả hũ muối vừng lạc.
Bước 2: Tiến hành rang lạc và vừng
Tách riêng lạc và vừng ra để rang riêng từng loại.
Đặt chảo lên bếp làm nóng trước sau đó đổ lạc vào rang đều tay. Để lửa ở mức nhỏ nhất để lạc chín từ từ, không bị cháy, có độ giòn ngon. Đến khi thấy lạc có lớp vỏ bên ngoài hơi ngả màu và bong lớp vỏ lụa ra tức là lạc đã chín.
Đổ lạc ra rá hoặc giấy báo cho nguội để xát vỏ lụa bên ngoài. Bạn có thể ủ vào lớp giấy báo trong khoảng 20 phút xát vỏ sẽ dễ hơn.
Tiếp theo, vẫn dùng chảo đã rang lạc bạn cho vừng vào đảo trên lửa nhỏ. Vừng nhanh chín nên chỉ cần 2 – 3 phút đảo là được. Đến khi bạn nghe thấy tiếng nổ lách tách nghĩa là vưng đã chín. Không nên rang vừng chín quá sẽ không ngon mà còn có vị đắng. Bạn đổ vừng ra bát/đĩa cho nguội.
Tiếp theo bạn cho muối vào chảo, rang đều tay trên lửa nhỏ đến khi nóng lên là được.
Bước 3: Giã muối vừng lạc
Để muối vừng ngon nhất thì chúng ta nên giã thủ công bằng cối chứ không nên dùng máy xay. Khi giã cũng phải thực hiện đúng kỹ thuật để lạc không quá nát nhưng cũng không được quá to.
Bạn nên cho ít một lạc vào cối, lượng lạc trên giã làm 2 – 3 lần. Khi giã hơi nghiêng chày để lạc dập làm 3 – 4. Vừng bạn cũng đổ chung đen với vàng với nhau cho vào cối giã dập là được.
Bước 4: Trộn muối vừng lạc
Chuẩn bị sẵn hũ thuỷ tinh hoặc hộp nhựa kín có nắp đậy. Chờ cho lạc, vừng nguội thì bạn cho vào một bát lớn, rắc thêm muối tinh đã rang vào trộn đều lên. Cho tất cả nguyên liệu vào hũ, đậy kín nắp và đặt ở nơi khô thoáng.