3 sai lầm cần tránh khi luộc thịt
Rã đông thịt lợn sai cách: Theo các chuyên gia cho biết đa số mọi người có thói quen rã đông thịt lợn bằng cách bỏ từ tủ lạnh ra nhiệt độ phòng và chờ cho thịt mềm thì chế biến.
Tuy nhiên, cách rã đông như vậy làm mất rất nhiều thời gian. Hơn nữa, nhiệt độ phòng chính là môi lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi.
Bỏ thịt từ ngăn lạnh ra để ở nhiệt độ phòng, chờ tự rã đông và chế biến khiến vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra, một số người muốn rã đông nhanh còn ngâm thịt trong nước nóng. Cách này làm cho vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn và khiến cho thịt mất chất.
Đổ nước lạnh vào nồi khi đang luộc thịt: Hiện nay có rất nhiều bà nội trợ thường có thói quen đổ thêm nước lạnh vào nồi luộc thịt đang sôi sùng sục. Thực tế, cách làm này lại làm cho món thịt luộc giảm dinh dưỡng đi đáng kể.
Một sai lầm người nội trợ thường mắc là đổ thêm nước lạnh vào nồi khi đang luộc. Đổ nước lạnh vào nồi khi đang luộc sẽ khiến các protein và chất béo trong thịt bị kết tủa, làm thịt co lại, cứng hơn bình thường. Thực tế cách làm này không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẽ làm cho miếng thịt không ngon và mất chất.
Chần thịt bằng nước sôi: Rất nhiều chị em cho rằng việc chần thịt bằng nước sôi giúp loại bỏ độc tố, tạp chất có trong thịt, hải sản song cách làm này chưa đúng.
Chần qua thịt tưởng sẽ nhằm loại bỏ các hóa chất, tạp chất nhưng hiệu quả ngược lại. Thực tế, để bảo vệ sức khỏe gia đình, nhiều bà nội trợ đã tìm mọi cách để làm giảm hóa chất và chất bẩn dư tồn trong thịt. Nhiều nhà thì luộc qua thịt rồi đổ nước đầu tiên đi. Sau đó mới luộc lại thịt trong nước khác.
Có nhà thì sử dụng nước sôi chần qua thịt không chỉ 1 lần mà còn chần qua nhiều lần với ý nghĩ các tạp chất có trong thịt có thể loại bỏ hết.
Tuy nhiên, theo chuyên gia đây là việc làm hoàn toàn không có tác dụng loại bỏ hóa chất trong thịt. Ngược lại, chúng còn khiến thịt ngậm hóa chất nguy hại hơn.
Theo chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội thì dinh dưỡng trong thịt chủ yếu là protein (tồn tại dưới dạng cơ thịt) và mỡ. Vitamin, axit amin nằm chủ yếu trong tế bào cơ protein.
Vì thế, nếu bà nội trợ có ý nghĩ đun sôi nước chần lại nhiều lần để có thể loại bỏ được hóa chất và chất bẩn có trong thịt là ý nghĩ hoàn toàn sai lầm.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lý giải nguyên nhân rằng, khi cho thịt vào nước đun sôi để chần thịt sẽ làm cho thịt biến tính co lại càng làm cho thịt hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn, do đó thịt càng trở nên độc.
Ông Thịnh cũng cho hay, cách hữu hiệu nhất để loại bỏ chất bẩn và hóa chất có trong thịt lợn đó là sau khi mua về, bà nội trợ nên sơ chế rửa lại bằng nước sạch nhiều lần.
Luộc thịt trắng tinh thơm ngon hết hóa chất
Cách 1: Trước khi luộc bạn cần chần thịt 3 phút qua hỗn hợp nước + giấm + muối rồi rửa lại bằng nước sạch. Sau đó mới đun nồi nước khác và tiến hành luộc thịt đến khi chín mềm.
Cách 2: Khi thịt luộc đã chín, bạn cho vào nồi 2 thìa cà phê giấm ăn hoặc rượu trắng rồi tắt bếp, để thịt trong nồi từ 1 - 2 phút rồi vớt thịt ra, cho ngay vào tô nước đá khoảng 15 - 20 phút để thịt săn chắc và không bị thâm đen.
cho thịt vào tô nước đá
Luộc thịt không bị khôNguyên nhân khiến cho miếng thịt sau luộc bị khô là vì thịt đã bị luộc quá kĩ, từ đó phần nước bên trong thịt tiết hết ra nước dùng. Để tránh gặp tình trạng này, bạn cần canh thời gian khi luộc thì thịt mới mềm và ngon được.
Với 1 miếng thịt cỡ vừa, khi cho thịt vào luộc được 15 phút bạn dùng đũa xiên vào thịt, nếu xiên qua được dễ dàng thì thịt đã chín, bạn vớt thịt ra. Trong trường hợp thịt vẫn còn chảy nước hồng thì luộc thêm 5 phút nữa, rồi dùng đũa thực hiện tương tự.
Với khoảng thời gian như vậy, thịt sẽ chín tới, rất mềm và ngon, sau khi vớt ra cũng không hề bị khô. Bạn linh động canh thời gian sao cho phù hợp với khối lượng thịt và kích cỡ miếng thịt gia đình mình chế biến nhé.
Luộc thịt không bị khô
Luộc thịt không bị hôiĐể luộc thịt không bị hôi bạn cho vào nồi luộc 1 vài củ hành tím, hành tây, 1 nhánh gừng để khử đi mùi hôi của thịt.
Thường xuyên hớt bọt để thịt luộc được sạch và không bị hôi.