Sau khi trải qua những năm đại dịch, kinh tế nhiều gia đình gặp khó khăn, việc làm ăn chưa nhiều thuận lợi thế nên hai chữ tiết kiệm càng trở nên quan trọng hơn. Hãy cùng tham khảo những mẹo này để giúp bạn tiết kiệm dễ dàng hơn nhé:
Lập ngân sách chi tiêu
Lên kế hoạch chi tiêu chính là cách để bạn cân đối các khoản nào có thể ngừng, khoản nào bắt buộc chi để ưu tiên nhất định. Cũng nhờ vào bản kế hoạch này thì bạn sẽ kiểm soát tốt được mức chi tiêu trong gia đình, tránh lãng phí.
Tiết kiệm chi tiêu hàng ngày bằng việc cái gì thay thế được thì thay:
Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều việc có thể thay thế để tiết kiệm hơn, ví dụ thay vì đi ăn ngoài hãy nấu tại nhà, mời khách tại nhà...
Giảm chi phí giải trí
Giải trí là một phần thiết yếu của cuộc sống, nhưng vẫn có nhiều cách để giảm chi phí giải trí. Ví dụ: chọn các hoạt động giải trí miễn phí hoặc chi phí thấp, chẳng hạn như thể thao ngoài trời, đọc sách, v.v thay vì đi xem phim hoặc các chương trình mất tiền giá cao khác.
Tiết kiệm năng lượng
Các khoản điện nước hàng ngày cũng ngốn rất nhiều vao chi phí chung của gia đình. Hãy tiết kiệm năng lượng bằng cách nấu nướng đơn giản hơn, chú ý vòi nước rò rỉ, nhớ rút phích điện khi không dùng...Tiết kiệm năng lượng không chỉ tiết kiệm tiền mà còn giúp bảo vệ môi trường.
Sử dụng thẻ tín dụng hợp lý
Thẻ tín dụng là phương thức thanh toán tiện lợi nhưng cũng dễ khiến người dân rơi vào bẫy tiêu dùng. Sử dụng thẻ tín dụng một cách khôn ngoan để tránh thấu chi và lãi suất cao. Do đó hãy hạn chế dùng thẻ tín dụng để tránh chi tiêu. Bạn không dùng thẻ tín dụng, chi tiêu chậm một chút sẽ giúp bạn ngừng được những khoản không hợp lý.
Tránh vay mượn
Cố gắng tránh vay mượn, đặc biệt là những khoản vay có lãi suất cao. Nếu bạn cần vay tiền, hãy chắc chắn rằng bạn có thể trả nợ đúng hạn để tránh bị lãi và phạt thêm. Bởi khi hạn chế vay mượn bạn sẽ nghĩ ra cách khác để chi tiêu.
Tìm kiếm các khoản giảm giá và ưu đãi
Trong khi mua sắm, hãy tìm kiếm các khoản giảm giá và ưu đãi. Ví dụ: bạn có thể chú ý đến các chương trình khuyến mãi của người bán, sử dụng phiếu giảm giá, v.v.
Lập quỹ khẩn cấp:
Lập quỹ khẩn cấp cho những trường hợp khẩn cấp bất ngờ để giúp bạn tránh được chi phí bổ sung do các sự kiện bất ngờ.
Tiết kiệm thường xuyên:
Trong thu nhập hãy cố gắng luôn trích ra một khoản gửi vào tiết kiệm sau đó còn lại mới chi tiêu thay vì việc bạn chi tiêu xong còn đâu mới tiết kiệm.
Quản lý đầu tư và tài chính
Ngoài tiết kiệm, bạn còn có thể cân nhắc việc đầu tư và quản lý tài chính. Bạn có thể nhận được lợi nhuận cao hơn bằng cách đầu tư vào cổ phiếu, quỹ, bất động sản, v.v. tuy nhiên làm việc này bạn phải có kinh nghiệm không tiền mất ngày càng nhiều.
Giảm phí đăng ký và phí thành viên không cần thiết:
Nhiều trang web và ứng dụng cung cấp dịch vụ đăng ký và thành viên, nhưng một số trang web và ứng dụng có thể không được sử dụng phổ biến hoặc không đáng giá. Bạn có thể kiểm tra phí đăng ký và phí thành viên thường xuyên cũng như hủy các dịch vụ không cần thiết.
Tự giáo dục bản thân về quản lý tài chính
Học thêm về quản lý tài chính, bạn có thể học qua sách, báo, online thay vì chi tiền đi học để giảm chi phí. Hiểu được kiến thức và kỹ năng tài chính có thể giúp bạn quản lý tài chính của mình tốt hơn.
Hạn chế đi mua sắm hơn
Thay vì liên tục đi mua sắm bạn nên hạn chế số lần. Điều này sẽ giúp bạn tránh chi tiêu vô bổ vào những món hàng không thực sự cấp thiết. Khi hạn chế đi mua sắm bạn tự khắc sẽ thấy tiết kiệm một khoản. Còn đã đi thì bạn sẽ tiện tay và bị hấp dẫn bởi chương trình giảm giá mà lại mua vè, trong khi đó lẽ ra khoản đó không mua cũng được.
Mua bằng tiền mặt thay vì dùng thẻ
Quẹt thẻ, thanh toán online thường khiến bạn không có cảm giác xót tiền như mua tiền mặt. Nên hãy chăm chỉ chi tiền mặt, sẽ giúp bạn ngại thanh toán hơn và như vậy sẽ chặn được tính mua vô bổ những thứ không cần thiết.