Mách bạn cách “đánh bay” stress chỉ trong 5 phút

( PHUNUTODAY ) - Stress, mệt mỏi, căng thẳng khiến bạn không thể tập trung, nhưng chỉ cần thực hiện bài tập xoa bóp dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng.

 

Trong cuộc sống không thể tránh khỏi những lúc căng thẳng, mệt mỏi nhưng thay vì tìm đến sự trợ giúp của các loại thuốc an thần gây hại cho sức khoẻ như Xanax, ngày càng có nhiều người lựa chọn chữa trị bằng các liệu pháp tự nhiên.

Mặc dù mát-xa và xoa bóp ngón tay là phương pháp điều trị tự nhiên đã được áp dụng thành công từ thời cổ đại, nhất là ở Nhật Bản trong việc chống lại cơn đau, giảm căng thẳng và cải thiện tinh thần, nhưng phải đến đầu những năm 1900 mới được phát triển rộng rãi bởi bác sĩ người Mỹ William H. Fitzgerald.

Tiện lợi ở chỗ kỹ thuật này không mất nhiều thời gian và tiền bạc, bạn chỉ cần chưa đến 5 phút, có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào và bất kỳ nơi đâu. Tuy nhiên, bạn nên kiên nhẫn vì hiệu quả của nó có thể không xuất hiện ngay lập tức nhưng dần sẽ nhận thấy những sự thay đổi rõ rệt. Theo phương pháp này, mỗi ngón tay đều liên quan đến những cảm xúc và thái độ khác nhau: 

Ngón tay cái: Giảm nhức đầu và stress

Empty

Xoa bóp ngón cái giúp giảm đau đầu hiệu quả

Ngón tay cái có liên quan đến lá lách, dạ dày và cảm xúc. Nếu đang cảm thấy buồn và lo lắng nhiều hoặc đang phải chịu đựng các cơn đau đầu cùng sự căng thẳng kéo dài thì hãy giữ ngón tay cái của bạn và siết 1 lực nhẹ (nhớ đừng siết quá chặt để tránh làm đau mình).

Bạn cũng có thể massage nhẹ nhàng lên ngón tay cái và lặp lại quá trình này 3 - 4 lần hoặc cho đến khi bạn cảm thấy được thư giãn hơn.

Ngón trỏ: Giảm đau nhức cơ bắp và cảm giác thất vọng

Empty

Massage ngón trỏ làm giảm đau nhức cơ bắp hiệu quả

Ngón trỏ là bộ phận kết nối với các trạng thái của sự sợ hãi và sự rối loạn chức năng của thận. Nghiên cứu cho thấy rằng, xoa bóp ngón tay trỏ giúp cải thiện tình trạng của bệnh nhân bị bệnh thận. Massage ngón tay trỏ cũng giúp làm giảm chứng đau lưng, đau cơ, khó chịu ở chân tay.

Bạn thực hiện hành động nắm và tăng lực siết lên ngón trỏ từ 3 - 5 phút, hoặc cho đến khi cảm thấy tốt hơn.

Ngón giữa: Xua tan mệt mỏi và tức giận

 

Empty

Massage ngón giữa làm giảm sự tức giận

Nắm ngón giữa, massage nhẹ nhàng giúp giảm đau, viêm, các vấn đề về gan và tăng cường lưu thông máu. Massage nhẹ ngón giữa của bạn cũng sẽ giúp bạn lấy lại bình tĩnh nếu đang tức giận và khó chịu.

Bài tập này sẽ làm cho bạn cảm thấy thoải mái và giúp bạn duy trì huyết áp ở mức bình thường.

Ngón đeo nhẫn (ngón áp út): Giảm các vấn đề tiêu hóa và suy nghĩ tiêu cực

Empty

Massage ngón áp út giúp giảm các vấn đề về tiêu hóa

Massage, xoa bóp ngón đeo nhẫn sẽ giúp bạn giảm đau ngực và thận, kèm theo đó là cải thiện các vấn đề về tiêu hóa và hô hấp. Bạn thực hiện hành động nắm và tăng lực siết lên ngón đeo nhẫn từ 3 - 5 phút, hoặc cho đến khi cảm thấy tốt hơn.

Lưu ý, trong khi thực hiện các bài tập này, bạn cần phải nghỉ ngơi, giữ bình tĩnh và hít thở sâu.

Ngón tay út: Xua tan sợ hãi và căng thẳng

04-1446632430-5sdfsd

Massage ngón út giúp bạn xua tan cảm giác sợ hãi

Người quá nhạy cảm, suy nghĩ nhiều và căng thẳng thần kinh có thể xoa bóp ngón út của mình để được thư giãn và suy nghĩ tích cực hơn. Hãy cố gắng quên đi danh sách về những thứ khiến bạn phải suy nghĩ và cố gắng để tâm trí thư giãn khi thực hiện bài tập này.

Bạn thực hiện hành động nắm và tăng lực siết lên ngón út từ 3 - 5 phút, hoặc cho đến khi cảm thấy tốt hơn.

Bí quyết để thoát khỏi stress:

Thức tỉnh: Nhiều người sử dụng hầu hết thời gian trong ngày của họ ở trong trạng thái “tâm hồn treo ngược cành cây”. Điển hình là khi bạn vào trong bãi gửi xe của công ty nhưng không nhớ là đã tới đó như thế nào hay khi ai đó trong cuộc họp hỏi ý kiến của bạn nhưng bạn đã bỏ lỡ vài phút cuối của đoạn hội thoại. Vì tất cả quá trình suy ngẫm diễn ra trong giai đoạn này, nên bước đầu tiên cần làm là phá vỡ nó.

Bạn có thể làm việc này bằng các hoạt động thể chất như đúng hoặc ngồi dậy, vỗ tay và di chuyển cơ thể. Hoặc bạn có thể thực hiện nó bằng các biện pháp tinh thần như kết nối với các giác quan bằng cách để ý những gì bạn có thể nghe, nhìn, ngửi, nếm, và cảm nhận. Ý tưởng của việc này là để bạn kết nối lại với thế giới xung quanh.

Kiểm soát sự tập trung: Khi bạn suy ngẫm, sự tập trung của bạn bị mắc kẹt trong một vòng lặp không hữu ích, giống như một chú hamster chạy trên một bánh xe vậy. Bạn cần phải chuyển hướng, thay vì đắm chìm trong suy nghĩ của mình thì làm phân tâm bản thân bằng cách khác. Ví dụ như vẽ những vòng tròn trên giấy, lập danh sách những việc bạn có thể kiểm soát được (làm việc hết khả năng) và những việc không thể (ý kiến của sếp).

Nhắc nhở bản thân rằng bạn có thể quan tâm đến các yếu tố bên ngoài như công việc, đồng nghiệp, gia đình mà không nhất thiết cần phải lo lắng về họ.

Xem xét mọi việc: Những người hay suy nghẫm có khuynh hướng nghĩ đến những tình huống tồi tệ nhất có thể xảy ra, nhưng các nhà lãnh đạo có năng lực luôn xem xét mọi thứ cho bản thân và cho nhân viên của họ. Có 3 phương pháp: đối chiếu (so sánh một áp lực trong quá khứ với hiện tại như giữa một căn bệnh rất nặng với một vụ bán hàng thất bại), chất vấn (hỏi bản thân “Việc này có nghĩa gì trong 3 năm tới” và “Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?” và “Làm thế nào để mình vượt qua được nó?”) và lật ngược tình thế (nhìn vào thách thức của bản thân từ một góc độ mới: “Có cơ hội gì trong tình huống này mà mình chưa nhìn thấy? hay thậm chí “Tình huống này có gì buồn cười nhỉ?”).

Ngưng suy ngẫm: Bước cuối cùng thường là bước khó khăn nhất. Nếu dễ dàng từ bỏ thì ai cũng có thể làm được ngay rồi. Có 3 phương pháp có thể giúp bạn làm được điều này. Phương pháp thứ nhất là chấp nhận: thừa nhận rằng dù bạn có thích tình huống này hay không, bản chất của nó sẽ không thay đổi.

Thứ hai, rút ra bài học. Bộ não của bạn sẽ xem xét các sự kiện cho đến khi bạn nhận ra được điều gì đó từ chúng, vì vậy hãy hỏi bản thân: “Tôi đã học được gì từ trải nghiệm này?”. Cuối cùng là hành động. Đôi khi giải pháp thực sự không phải là để thư giãn mà để làm gì đó về tình trạng của bạn. Hỏi bản thân rằng: “Bây giờ mình cần phải làm gì?”.

Áp dụng kĩ thuật này hàng ngày sẽ để giữ được sự bình tĩnh và củng cố lại những cân bằng bên trong cơ thể.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link