Dưỡng chất có trong hạt dẻ
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong tất cả các loại hạt chỉ duy nhất hạt dẻ có chứa vitamin C. Các loại hạt dẻ khô chứa lượng vitamin khá cao từ 15,1-61,3 mg/ 28,35g. Còn các loại hạt dẻ đã được nấu, hấp chín thì chứa khoảng 9,5-26,7mg vitamin.
Ngoài ra trong hạt dẻ còn chứa vitamin nhóm B như folacin, chứa những chất khoáng vi lượng đáng kể bao gồm: can-xi, sắt, ma giê, phốt-pho, man-gan, đồng, selen, kẽm. Trong hạt dẻ còn chứa một nguồn kali đặc biệt dồi dào với số lượng 119 mg-715mg trong 100g.
Những tác dụng của hạt dẻ đối với bà bầu
- Ăn hạt dẻ tốt cho tim mạch
Trong hạt dẻ chứa rất nhiều kali, nó là chất giúp làm giảm nhịp tim và điều hòa huyết áp. Vì vậy, ăn hạt dẻ đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cho tim được bảo vệ.
- Tăng sức để kháng
Hạt dẻ có rất nhiều vitamin cũng như các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, nó giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể, làm giảm khả năng mắc các bệnh trong quá trình mang thai.
- Giúp ổn định năng lượng cho cơ thể
Hàm lượng Cacbohydrate trong hạt dẻ là chất rất quan trọng trong việc giúp tái tạo và cung cấp năng lượng cho cơ thể, cùng với đó, nó còn giúp ổn định chức năng của hệ thần kinh. Đây là loại cacbon tổng hợp nên nó tiêu hóa khá chậm, giúp cảm giác no của bạn tồn tại lâu hơn, với những mẹ bầu không muốn cơ thể mập hơn thì thực đơn hạt dẻ là hoàn toàn chính xác
- Giúp ổn định lượng đường trong máu
Trong hạt dẻ có chứa nhiều chất xơ ở dạng hòa tan và không hòa tan, chất xơ hòa tan sẽ hấp thụ và trong nước và tạo thành dạng gel trong ruột có tác dụng là giảm và ổn định lượng đường trong máu. Giúp cho tình trạng táo vón cũng được giải quyết.
- Lưu ý khi ăn hạt dẻ
- Ăn quá nhiều hạt dẻ sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng.
- Không nên ăn quá 10 hạt dẻ mỗi ngày, nếu hơn rất có thể làm tăng axit trong dạ dày.
- Cần chọn hạt dẻ còn mới, không bị sâu, thối, hay mốc.
- Phải rửa sạch hạt dẻ trước khi rang, không nên rang hạt rẻ quá cháy và phải bảo quản trong điều kiện thoáng mát.