Phát hiện ung thư da từ cái nhọt
Bé Nguyễn Thu T, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội được bà chăm sóc tại khoa Nhi, Bệnh viện K với chẩn đoán ung thư da.
Cách đây vài tháng, thấy con có một chiếc nhọt ở đầu phía gần gáy. Bé kêu đau, chiếc nhọt bằng ngón tay út nên bố mẹ tưởng nóng quá con mọc mụn. Chờ khi chiếc nhọt to, bố mẹ đưa bé ra phòng khám tư để chích cái nhọt.
Được 1 tuần, nhọt lại xuất hiện to hơn và càng ngày càng lan rộng. Khi cho bé vào Bệnh viện Nhi trung ương kiểm tra, bác sĩ sinh thiết thì phát hiện tế bào ác tính. Bé T. được bác sĩ chẩn đoán ung thư da. Từ đó đến nay đã 5 tháng, bé phải nằm viện truyền hóa chất.
Bố mẹ của T. chỉ làm công nhân. Khi con ốm họ xin nghỉ chăm con nhưng thời gian quá lâu nên họ phải đi làm. Vậy là bà nội bé từ quê phải lên chăm cháu. Bé T. rất hồn nhiên, lúc nào cũng mong về nhà để được đi học.
Hình ảnh minh họa |
Dấu hiệu nhận biết ung thư ở trẻ em
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Việt Hương – bác sĩ khoa Nhi của Bệnh viện K trung ương cho biết ung thư ở trẻ em diễn biến nhanh hơn người lớn. Ở cùng thời điểm, giai đoạn đầu mới mắc, nhưng khi đến viện các cháu đã ở giai đoạn muộn. Và cùng một bệnh nhưng mỗi cháu lại có một biểu hiện khác nhau.
Nguyên nhân mắc ung thư trẻ em, bác sĩ Hương cho biết, chủ yếu các cháu mắc bệnh liên quan đến gen, đột biến nhiễm sắc thể, nên nhiều bé mới chỉ vài tuần tuổi, vài tháng tuổi đã được chẩn đoán ung thư. Các bé chưa kịp phơi nhiễm với các nguyên nhân khác.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư ở trẻ em, các triệu chứng sớm theo nghiên cứu của thế giới, diễn ra trên 85 % trẻ bị ung thư, như sau:
- Trẻ có khối u, sưng nề bất thường ở ổ bụng. Khi tắm cho con bố mẹ có thể sờ thấy khối u.
- Trẻ bị sốt kéo dài, điều trị kháng sinh không dứt, không tìm ra bệnh.
- Trẻ sụt cân, mệt mỏi.
- Trẻ chảy máu chân răng, xuất hiện vết bầm tím trên tay, chân.
- Trẻ có triệu chứng đau đầu buồn nôn dấu hiệu của khối u ở não.
- Ở mắt trẻ có đốm trắng hay gọi mắt mèo dấu hiệu của ung thư võng mạc những đặc điểm này chỉ vô tình phát hiện đưa trẻ vào buồng tối thấy mất trẻ lóe lên, chụp ảnh có đèn flat.
- Trẻ khỏe nhưng có hạch mọc ở người.
- Thay đổi đột ngột khả năng thăng bằng hoặc thay đổi đột ngột hành vi.
- Đầu bị sưng nề.
Theo bác sĩ Trần Văn Công, Trưởng Khoa Ung bướu Nhi, bệnh viện K Trung ương thì tỉ lệ sống thêm trong việc điều trị bệnh ung thư ở trẻ em là khả quan lên tới 70%, có những bệnh có tỉ lệ sống thêm tới 95 %. Cụ thể là đối với các bệnh như Bạch cầu lym mô cấp: 83,1%, Bệnh Hodgkin: 95.1%; U hệ thống thần kinh trung ương 65,4%; U nguyên bào võng mạc: 95.3, U nguyên bào thận: 83.6%; Các khối u tế bào mầm sinh dục ở trẻ trai là 98,9% và ở trẻ gái là 90,2%...
Ở Việt Nam việc chữa trị ung thư trẻ em cũng đạt tỷ lệ như trên thế giới, do kỹ thuật và trang thiết bị được nâng cấp, đặc biệt là các tiến bộ y khoa trên thế giới cũng được cập nhật liên tục.
Tuy nhiên việc chữa trị ung thư trẻ em ở Việt Nam cũng gặp một số khó khăn đó là có 2/3 trường hợp trẻ mắc bệnh ung thư đến các cơ sở BV để chẩn đoán và điều trị với giai đoạn trễ, suy yếu nhiều. Vì vậy việc điều trị khó khăn, ít kết quả, tốn kém. Hiện nay, chỉ mới có Hà Nội và TP HCM có chuyên khoa Ung Bướu nhi, vì vậy vấn đề chú ý phát hiện bệnh sớm ở tuyến cơ sở là cần thiết.
Bé trai bị dao đâm xuyên sọ phải phẫu thuật lần hai (Xã hội) - (Phunutoday) - Các chẩn đoán mới nhất cho thấy bé có ổ nhiễm trùng nằm trong não, nơi vị trí lưỡi dao bẩn đi qua; do đó, phải tiến hành phẫu thuật lần 2. |