Mẹo hay pha nước chấm ngon ai cũng nên biết

09:59, Thứ tư 13/01/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Ngay tại nhà, mọi người cũng có thể pha các loại nước chấm ngon như ngoài hàng. Cùng tham khảo ngay cách làm dưới đây bạn nhé.

Nước chấm gà luộc

Tùy theo khẩu vị và sở thích của gia đình mà bạn lựa chọn cách pha sao cho hợp lý nhé.

me
Tùy theo khẩu vị và sở thích của gia đình mà bạn lựa chọn cách pha sao cho hợp lý.

Pha nước mắm

Nguyên liệu gồm một muôi nước mắm ngon, 1/4 thìa mì chính, 1/4 thìa hạt tiêu, vài lát ớt mỏng, lá chanh thái chỉ. Cho nước mắm ra bát, cho mình chính vào khuấy tan. Sau đó thả ít hạt tiêu và ớt thái lát vào. Khi ăn, rắc thêm một chút lá chanh thái chỉ lên trên nhé!

Chấm bột canh

Nguyên liệu gồm bột canh, hạt tiêu, chanh (hoặc quất), ớt. Cho bột canh vào bát, vắt chanh (quất) vào. Nhẹ nhàng lấy bỏ hạt chanh (quất) ra. Thả các lát ớt, hạt tiêu vừa ăn. Bạn có thể thái chỉ lá chanh rắc vào, đảm bảo vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.

me
Bạn có thể thái chỉ lá chanh rắc vào, đảm bảo vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.

Chấm với tiết gà

Nguyên liệu bao gồm một thìa bột canh, nửa thìa hạt tiêu, ớt tươi, nửa quả chanh, một ít tiết gà luộc. Tiết luộc giã nhỏ, cho bột canh, hạt tiêu, ớt thái lát vào trộn đều. Sau đó vắt chanh vào, trộn nhẹ.

Loại chấm này để chấm thịt gà luộc hoặc thịt gà nướng, có thể cho thêm chút lá chanh thái chỉ. Đặc biệt có thể cho thêm hành khô thái lát mỏng và một ít tiết gà luộc.

Nước chấm thịt vịt

Vịt luộc

Nước chấm cho món luộc này thường là nước mắm gừng. Cách pha cũng khá đơn giản, nước mắm phải nguyên chất, pha với đường, gừng giã nhuyễn và chút chanh. Nếu ăn với thịt vịt cần pha thật đậm đà, không thêm nước, còn dùng chung với gỏi vịt hoặc để chấm với ốc, nghêu thì cần phải pha loãng với nước đun sôi để nguội, vị ngọt và chua dịu.

Cách pha này cũng có thể làm cho một số món luộc khác.

Vịt nướng

Nước chấm thịt vịt nướng hợp nhất vẫn là có thể là nước xì dầu. Cũng có nhiều cách pha nước chấm này. Bạn có thể tham khảo cách pha này nhé. Thông thường, khi nướng vịt, người ta tường nhét hành, tỏi băm, quả móc mật... Vì thế những gia vị này sau khi nướng vịt chín xong bạn giữ lại, đem pha nước chấm xì dầu.

Tất cả các gia vị này đem đun với xì dầu và một ít nước vừa đủ chấm. Nêm gia vị vừa đủ. Khi nước chấm có đủ vị chua, cay, mặn, ngọt và mùi thơm của quả móc mật thì cho nhỏ lửa. Hòa tan 1 ít bột sắn cho vào hỗn hợp cho nước chấm hơi sệt rồi nhấc ra ngay.

me
Nước chấm thịt vịt nướng hợp nhất vẫn là có thể là nước xì dầu. 

Vịt quay

Nguyên liệu bao gồm 1 muỗng canh bột năng, 5-6 tép tỏi, 5 củ hành ta, ½ chén nước lã, 2 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng cà phê muối, ½ muỗng tương xay, ½ chén dầu ăn, 1 quả chanh.

- Cho bột năng vào một chút nướng khuấy tan. Tỏi, hành lổ vỏ, rửa sạch, xắt mỏng, giã nhuyễn.

- Chanh vắt lấy nước.

- Cho ½ chén nước sôi, muối, đường, tiêu, tương xay vào bát khuấy đều.

- Cho chảo lên bếp, thêm chút dầu ăn, đun nóng sau đó cho hành tỏi giã nhuyễn vào phi cho thơm sau đó cho hỗn hợp bát gia vị mới khuấy bên trên vào, khuấy 2-3 phút đến khi sôi. Đổ nước bột năng vào, khuấy liên tục cho đến khi sôi và nước chấm hơi sền sệt là được, cho ra khỏi bếp. Cho bột ngọt, hạt tiêu và nêm nếm thêm cho vừa ăn. Khi nước chấm nguội một chút thì cho nước chanh vào, khuấy đều lên là được.

Cách pha nước chấm nem, bún

Nguyên liệu 

- 1 thìa nước mắm ngon

– 1 thìa đường

– 1 thìa giấm ngon

– 5 thìa nước lọc

– Tỏi, ớt băm nhỏ

– Hạt tiêu.

Cách làm:

Pha nước chấm theo tỉ lệ: 1:1:1:5. Tức là 1 thìa nước mắm, 1 thìa đường, 1 thìa giấm, 5 thìa nước lọc. Tuy nhiên tỉ lệ này có thể điều chỉnh phù hợp theo khẩu vị và việc chị em sử dụng nước mắm, giấm loại nào. Chúc bạn có thể pha được bát nước chấm ngon để món các món nem, bún chả thêm hương vị.

Chú ý khi pha nước chấm bún chả, nem rán:

Tỏi băm thật nhỏ và ép dập một chút để tỏi nổi lên trên. Không nên băm tỏi, ớt quá to, chúng sẽ nặng và bị chìm, cho tỏi ớt vào cuối cùng.

Tỉa hoa cà rốt, su hào, thái mỏng rồi cho vào bát nước chấm trước khi cho tỏi ớt vào để trang trí và ăn kèm với nem rán, bún chả.

Nước chấm ốc

me
Ốc muốn ngon một phần là nhờ có nước chấm ngon.

Nguyên liệu:

- Nước mắm ngon: 2 muỗng

- Nước sôi để nguội : 1 muỗng

- Nước cốt chanh: 1 muỗng

- Đường : 3 muỗng

- Gừng, ớt, tỏi , bằm nhỏ

- Rau mùi: thái nhỏ

- Sả: thái nhỏ

Cách pha:

- Nước mắm ngon + nước sôi để nguội + đường trộn đều bắc lên bếp đun sôi cho tan đường để nguội.

- Sau đó cho gừng + tỏi + ớt bằm nhuyễn + nước cốt chanh vào trộn đều.

- Rắc rau mùi, xả thái nhỏ lên trên và trộn đều. Nếu thích ăn cay, bạn nên cho ớt cay hoặc ớt nghiền vào sẽ ngon hơn nhiều.

Thật hợp lý để làm món ốc luộc đãi cả nhà hoặc bạn bè trong một lạnh thế này.

Nước chấm cá rán, thịt lợn luộc, chả, giò

Thông thường thì nước mắm sống được dọn chung với cá rán, thịt luộc, chả, giò… Miền Nam dùng cá trong món canh chua cá lóc với chén nước mắm sống dằm ớt tươi. Miền Trung ăn nước mắm ớt với rau luộc, làm gia vịt nêm cho món bún bò, đặc biệt còn dọn nước mắm tiêu với thịt đầu heo luộc, phèo non luộc,… Miền Bắc cũng dùng nước mắm sống với các loại thịt luộc hoặc cá rán, có khi thêm ớt, và vắt thêm chanh hay quất.

Pha nước mắm chấm cá rán, thịt lợn luộc ta nên ngâm ớt vào nước cốt chanh 15 phút mới đổ nước mắm ngon vào nếu hơi mặn thì thêm nước lọc, đường.

Cụ thể:  2 thìa súp nước mắm + tỏi, ớt băm nhỏ + 1/4 quả chanh vắt lấy nước.

Nước chấm cá hấp, cá luộc

Một thìa nước mắm ngon, một thìa dấm ngon, một thìa đường, ba thìa nước lọc, tỏi, ớt, gừng, thì là. Tỏi, ớt, gừng, rau thì là băm nhỏ. Pha nước mắm, dấm, đường, nước, điều chỉnh vị vừa ăn rồi mới cho tỏi, ớt, gừng, thìa là vào. So với nước chấm nem, nước chấm cá luộc mặn hơn vì cá hấp và luộc vị nhạt. Cũng có thể dùng vị chua của chanh để nước chấm thơm tự nhiên. Loại nước chấm này có thể phù hợp với các loại gỏi cá cuốn nướng.

Nước chấm các món lẩu

Cách 1 (phù hợp để chấm hải sản): Nửa thìa gia vị, 1/4 thìa mì chính, 1/4 thìa muối trắng, mù tạt xanh, một chút hạt tiêu bột, chanh tươi, ớt tươi.

Cách 2: Hai thìa nước mắm, nửa thìa đường, 1/4 thìa sa tế, ớt tươi, tỏi thái lát, 1/2 quả chanh vắt lấy nước.

Cách 3: Bốn thìa xì dầu, nửa thìa đường, 1/4 thìa mì chính, tỏi ớt thái lát, hạt tiêu. Nếu không muốn vị tỏi quá nổi làm át mùi thơm của món ăn, tỏi chỉ nên thái lát thay vì băm nhỏ. Loại nước chấm này hợp với lẩu thập cẩm hoặc lẩu bò.

Cách muối hành củ ngon, không hăng cho ngày Tết
Cách muối hành củ ngon, không hăng cho ngày Tết
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Mâm cơm ngày Tết không thể thiếu đĩa dưa hành để chống ngán. Cùng học cách chế biến cho gia đình thưởng thức bạn nhé.
chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Nguyễn Trà Mi