Hít thở phát ra âm thanh tựa như ong bay
Việc này có thể giúp mở “cánh cửa” nối giữa phần xoang mũi và hốc mũi, từ đó giúp việc hít thở nhẹ nhàng hơn và có tác dụng bài tiết dịch nhầy xoang mũi. Cách làm: chọn tư thế ngồi thoải mái, hít một hơi sâu bằng mũi, khi thở ra thì cố tạo ra âm thanh dài như ong bay vo vo.
Cùng bạn bè đi bộ
Chuyên gia về vận động và sức khỏe thuộc Đại học Appalachian State, Mỹ cho biết, thường xuyên vận động có thể kích thích tế bào miễn dịch hoạt động. Nghiên cứu phát hiện, người trung niên mỗi tuần đi bộ 5 lần, mỗi lần 45 phút giảm nguy cơ bị cảm xuống còn một nửa. Hơn nữa, giao lưu bạn bè cũng là một cách để phòng tránh bệnh cảm.
Tích cực tiếp xúc với không khí ngoài trời
Mùa lạnh mọi người thường lười tham gia hoạt động ngoài trời. Tuy nhiên, năng ra ngoài trời và tạo không khí thông thoáng trong phòng, là cách đơn giản để giảm nguy cơ mắc bệnh cảm.
Bài thuốc dân gian
Dùng lá cúc tần
Theo y học cổ truyền, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Cúc tần có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, được dùng chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức. Hái lá và cành non đem về rửa sạch, sau đó đun lên lấy nước uống, hoặc đun lên để xông. Khi uống vào mồ hôi ra đầm đìa là được hoặc dùng 8-16 g dạng hoàn, tán.
Người bệnh cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu có thể lấy 20g lá cúc tần tươi, 10g lá sả một phần, 10g lá chanh đem nấu với nước, uống khi còn nóng. Cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông cho ra mồ hôi để giảm sốt, giải cảm.
Dùng vỏ bưởi
Vỏ ngoài bưởi chứa tinh dầu có vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giải cảm tốt. Có thể xông giải cảm bằng lá bưởi tươi kết hợp cùng một số loại lá có tinh dầu thơm như lá chanh, lá sả, hương nhu.
Nếu ho có đờm, lấy vỏ bưởi đã cạo bỏ lớp ngoài, cắt thành từng khúc, nấu với nước sôi một lát rồi vắt nước, ngâm trong đường một tuần. Lấy nước ngâm nuốt dần, dùng liền 5 ngày có thể thuyên giảm bệnh.