Cách tập thở bụng:
Đầu tiên bạn ngồi xuống, hai chân bắt chéo vào nhau, lưng thẳng. Sau đó hít thở sâu, hít vào từ từ cho đến khi không hít được nữa, trong quá trình này bụng sẽ dần phồng lên.Sau khi hít vào, bạn sẽ cảm thấy bụng mình căng phồng như có một túi khí, sau đó bắt đầu thở ra. Thở ra qua hai môi trong khi bạn tập trung thắt chặt thành cơ bụng, để toàn bộ thán khí trong lồng ngực có thể được tống xuất toàn bộ ra ngoài. Hãy thở ra đến khi không thở ra được nữa, lúc này bụng của bạn sẽ phẳng trở lại.
Lặp lại các bước này trong khoảng 5 đến 10 phút mỗi ngày. Đặt mục tiêu 3 đến 4 lần trong một ngày để có được lợi ích tối đa.
Khi thực hiện động tác thở bụng, hãy chú ý những điểm này:
Đầu tiên phải đảm bảo rằng khi hít vào thì bụng của bạn phồng lên, còn khi thở ra thì bụng co lại, nếu ngược lại tức là bạn đang thở sai phương pháp.
Thứ hai, không được xao nhãng trong quá trình thực hiện. Bạn nên tập trung vào quá trình hít thở để có thể thải kiệt được lượng khí thải tồn đọng trong cơ thể.
Ngoài ra, chỉ nên thực hiện trong mười phút mỗi ngày là đủ, không nên quá lâu vì sẽ không tốt cho sức khỏe.
Bạn có thể thực hiện thở bụng không chỉ khi ngồi, mà còn khi bạn đang đứng hoặc nằm. Bản chất của bài tập này là một kiểu thở sâu nên bạn có thể thực hiện mọi lúc.
Lợi ích của thở bụng
Hầu hết mọi người khi thở đều áp dụng phương pháp thở bằng lồng ngực, tức là khi thở, chỉ có lồng ngực chuyển động còn bụng không di chuyển. Như vậy qua nhiều năm, phổi sẽ giữ lại rất nhiều carbon dioxide.
1. Nâng cao dung tích phổi
Thở bụng có thể tống khí cacbonic bị mắc kẹt ở đáy phổi ra ngoài, thúc đẩy cơ hoành chuyển động lên xuống, tăng thông khí cho phổi để đưa nhiều oxy vào phổi hơn, giúp nâng cao dung tích và cải thiện chức năng tim phổi.
2. Giảm nguy cơ mắc các bệnh về phổi
Việc thở bằng bụng còn có thể đóng vai trò phòng ngừa nhiễm trùng phổi, giảm nguy cơ mắc các bệnh về phổi như viêm phổi. Đối với những người mắc khí phế thũng, luyện tập thường xuyên có thể giúp cải thiện chức năng phổi và thúc đẩy quá trình hồi phục.
Ngoài ra, thực hiện thói quen này cũng có thể thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể, thúc đẩy cung cấp máu và cung cấp oxy cho các mô khác nhau của cơ thể, giúp cải thiện chức năng thể chất, tăng cường khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ bệnh tật.
3. Giúp bạn thư giãn, cải thiện giấc ngủ
Thở bụng còn đóng một vai trò tốt hơn trong việc thư giãn và làm giãn nở các mạch máu, có thể giúp giảm huyết áp. Thở đúng cách cũng giúp cải thiện các chức năng vận chuyển và chuyển hóa của dạ dày và lá lách, giúp cải thiện tiêu hóa, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, ngăn ngừa và giảm táo bón.
Những người kém ngủ nên thực hiện động tác này trước khi đi ngủ. Nó có tác dụng thúc đẩy quá trình cung cấp máu và cung cấp oxy cho não, làm dịu thần kinh, ngăn ngừa và cải thiện chứng mất ngủ, giúp ngủ ngon hơn, đồng thời bảo vệ não bộ, ngăn ngừa đau đầu, đau nửa đầu và các khó chịu khác.
Lưu ý nên ăn những thực phẩm bổ phổi:
Táo
Táo chứa flavonoid và nhiều loại vitamin, chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C, giúp duy trì hệ miễn dịch và hệ hô hấp khỏe mạnh. Khi chúng ta có chức năng hô hấp khỏe mạnh, có thể phòng và ngăn ngừa các bệnh về phổi một cách tự nhiên.
Cần tây
Giữ cân bằng các chất hóa học và điện giải như natri và magiê được cho là một trong những yếu tố quan trọng giải độc cơ thể. Cần tây là một nguồn giàu natri hữu cơ giúp loại bỏ carbon dioxide từ cơ thể tốt hơn. Do đó, cần tây có lợi cho người bị hen suyễn. Vì vậy, nên thêm nước ép cần tây tươi vào chế độ dinh dưỡng, vì nước ép cần tây chứa hàm lượng cao vitamin C giúp giảm viêm ở phổi.
Cà rốt
Trong cà rốt có vitamin A, vitamin C và các chất chống oxy hóa như lycopene, có thể cải thiện sức khỏe phổi và làm giảm nguy cơ mắc bệnh phổi. Các nhà nghiên cứu cho rằng, chỉ một vài củ cà rốt trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi khoảng 50%.
Tỏi
Tỏi có thể điều trị và ngăn ngừa một số bệnh, bao gồm tăng huyết áp, cholesterol máu cao, đái tháo đường và các bệnh về đường hô hấp. Gia vị này có thể dễ dàng thêm vào bất kỳ bữa ăn yêu thích của bạn để tăng hương vị món ăn và và còn tốt cho sức khỏe. Trong một nghiên cứu, những người ăn tỏi sống tối thiểu 2 lần một tuần giảm 44 % nguy cơ mắc ung thư phổi.
Gừng
Gừng có các chất dinh dưỡng và các hợp chất hoạt tính sinh học cải thiện sức khỏe và chống lại bệnh tật. Nhai một mẩu gừng nhỏ mỗi khi bạn bắt đầu dùng bữa ăn có lợi ích cho sức khỏe. Gừng sẽ giúp tiêu hóa và cũng giúp bạn làm sạch các độc tố ra khỏi cơ thể.