Món ăn đại kị chớ dại mà đặt lên mâm cúng ông Táo kẻo mua thêm "hạn nặng" vào nhà

( PHUNUTODAY ) - Mâm cơm cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp cũng phải được chuẩn bị chỉn chu, đặc biệt cần tránh món ăn đại kị này:

Đại kị khi cúng ông Táo

Trong mâm cơm cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp không thể thiếu các món ăn truyền thống như gà luộc, bánh chưng, nem rán, giò, canh măng... Ngoài ra, mỗi vùng miền lại có các món ăn đặc trưng khác nhau mang đậm bản sắc của mình. Ngày nay, nhiều món ăn sáng tạo cũng có mặt trên bàn thờ tổ tiên, làm mâm cúng 23 tháng Chạp càng trở nên phong phú, mới mẻ.

cung-ong-tao-nam-2020-phunutoday

Món ăn đại kị khi cúng ông Táo đó là món cá rán bởi người ta coi rằng món ăn này không may mắn. Theo các chuyên gia phong thủy, tuyệt đối không nên cúng cá rán, đặc biệt là cá chép. Bởi việc làm này sẽ mâu thuẫn với phong tục truyền thống là cá chép được phóng sinh khi còn sống. Nếu cúng món ăn này, ông Công ông Táo sẽ không còn "phương tiện" lên chầu trời.

Theo nguyên mẫu gốc, các gia đình sẽ cúng một chậu nước với cá sống. Cá chép được thả xuống nước sẽ hóa rồng. Việc cúng cá rán không đúng với truyền thống từ xa xưa. Ngoài cá chép, bạn cũng có thể cúng một số loại cá khác cũng không ảnh hưởng. Đây chỉ là quan niệm truyền thống mang tính chất tham khảo nhưng nhiều gia đình đều tuân thủ với ý nghĩa "có thờ có thiêng, có kiêng có lành".

Thời gian cúng ông Táo chuẩn nhất

Về thời điểm làm lễ cúng ông Công ông Táo, chuyên gia Nguyễn Song Hà cho rằng các gia đình không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm, tuyệt đối tránh cúng vào đúng ngày rằm tháng Chạp; nên cúng sớm nhất là từ ngày 20 tháng Chạp (tức 20 tháng 12 dương lịch) đến 23 tháng Chạp.

Khác với các mâm cúng ngày Rằm hay cúng ngày Tết, cúng ông Công ông Táo phải được thực hiện trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Đây là "thời hạn chót" để ba vị đầu rau bay lên trời. Cúng sau thời điểm này sẽ được cho là không còn ý nghĩa.

Đồng thời không bao sái, rút chân nhang, dọn dẹp không gian thờ cúng và bàn thờ trước khi cúng ông Công ông Táo. Các gia đình phải cúng ông Công ông Táo xong mới được thực hiện việc bao sái và rút tỉa chân nhang.

Ngoài ra cần lưu ý người thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo phải giữ thân thanh sạch. Khi hành lễ ăn mặc chỉn chu, gọn gàng kín đáo không mặc quần đùi, áo ba lỗ, váy ngắn… Trong lúc khấn cúng phải giữ tâm thái hoan hỉ vui vẻ để tạo ra năng lượng tích cực trong thờ cúng và tâm linh.

(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)

Theo:  khoevadep.com.vn copy link