Một năm sau thảm họa chìm phà Sewol, các thợ lặn vẫn bị ám ảnh

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - “Tôi cảm thấy sợ hãi mỗi khi phải ở trong bóng tối một mình bởi những hình ảnh kinh hoàng về thảm họa chìm phà Sewol sẽ hiện ra trong đầu".

Ngày 16/4 là tròn 1 năm xảy ra thảm họa chìm phà Sewol làm 304 người thiệt mạng trong đó chủ yếu là học sinh. Dù một năm đã trôi qua, song nhiều người sống sót và thân nhân những người thiệt mạng trong vụ chìm phà vẫn chưa thể quên được nỗi đau và những ký ức đau buồn về thảm họa này. Trong số những người này có cả những thợ lặn trong chiến dịch giải cứu phà Sewol. Họ đang phải sống trong nỗi ám ảnh và sợ hãi khi chứng kiến cái chết của quá nhiều người.

Những người thân của các nạn nhân trên boong tàu đến khu vực xảy ra thảm họa.

Họ rải hoa, bánh kẹo và những chiếc thuyền giấy màu vàng xuống khu vực xảy ra tai nạn một ngày trước lễ kỷ niệm 1 năm ngày xảy ra thảm họa.

Không chỉ phải tìm kiếm nạn nhân trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt cùng những hiểm nguy đang rình rập, một số thợ lặn vẫn ngâm mình trong làn nước tháng 4 lạnh như băng tới 5 lần một ngày. Tầm nhìn dưới nước vào thời gian đó khá hạn chế, bởi vậy, ngoài việc tìm kiếm các thi thể, các thợ lặn còn phải tìm cách né tránh các vật cản dưới nước. Thậm chí trong quá trình cứu nạn, ai thợ lặn đã qua đời vì bị bất tỉnh trong quá trình tìm kiếm.

Trong khi đó, đối với những thợ lặn may mắn sống sót, 12 tháng vừa qua giống như một cơn ác mộng đeo bám họ hàng đêm.

Thợ lặn Kim Kwan Hong chia sẻ: “Tôi cảm thấy sợ hãi mỗi khi phải ở trong bóng tối một mình bởi những hình ảnh kinh hoàng đó sẽ hiện ra trong đầu. Bởi vậy, tôi luôn cố gắng ra đường gặp gỡ mọi người và không ngừng dịch chuyển trong những không gian mở. Mỗi khi bước đi, tôi sẽ nghĩ về điều đó ít hơn”.

Việc phải tận mắt chứng kiến những thi thể bị phân hủy ngay trước mặt là điều khiến nhiều thợ lặn bị ám ảnh mãi. “Tôi lặn sâu xuống dưới nước với một tâm trạng buồn thảm và khi tiến vào thân tầu, tôi thực sự cảm thấy sợ hãi. Tình trạng của các thi thể vượt quá sức tưởng tượng của chúng tôi. Tất cả đều đã bị phân hủy đến mức không thể nhận diện”, thợ lặn Kim Sang Woo cho biết.

Trong số những thợ lặn này, Kim Dong Soo cũng là một trong số những người gặp phải các vấn đề trầm trọng về tâm lý sau tai nạn thảm khốc. Dù trở thành một người hùng trong mắt nhân dân Hàn Quốc khi cứu sống hơn 10 người từ phà Sewol, song, đối với bản thân ông Kim, không gì có thể làm giảm đi cảm giác tội lỗi vì không thể cứu sống toàn bộ hành khách trên phà.

Thậm chí, vào hồi tháng trước, tên ông có mặt trên nhiều trang báo lớn sau khi tự vẫn không thành. Chia sẻ về lý do cho hành động này, thợ lặn Kim Dong Soo nói ông không thể tha thứ cho bản thân mình vì đã không cố gắng cứu thêm nhiều sinh mạng khác. Cảnh sát Hàn Quốc cho biết ông Kim Dong Soo đã phải chịu đựng quá nhiều về mặt thể xác, tâm lý và cả về tài chính khi Chính phủ chưa thống nhất về khoản trợ cấp cho các thợ lặn tham gia chiến dịch giải cứu phà Sewol như ông.

Chiến dịch tìm kiếm và trục vớt các thi thể đã kết thúc vào tháng 11/2014. Cho tới giờ, chiếc phà xấu số vẫn ngâm mình trong làn nước băng giá ở ngoài khơi đảo Jindo.

Nhân kỷ niệm một năm ngày thảm họa kinh hoàng này diễn ra, ngày 15/4, hơn 100 người thân của các nạn nhân trong thảm họa chìm phà Sewol đã bắt đầu tổ chức các hoạt động tưởng nhớ ngay trên vùng biển mà tai nạn thương tâm này xảy ra một năm trước đó.

Lễ tưởng niệm diễn ra trên tàu ngoài khơi đảo Jindo, miền Nam Hàn Quốc, gần khu vực phà Sewol bị chìm. Những người thân của các nạn nhân đã ngồi khóc trên boong tàu trong khi tay ôm vòng hoa và những kỷ vật của người thân yêu. Họ rải hoa, bánh kẹo và những chiếc thuyền giấy màu vàng xuống khu vực xảy ra tai nạn một ngày trước lễ kỷ niệm 1 năm ngày xảy ra thảm họa.

Nhiều thân nhân quá đau đớn đã trèo lên lên thành tàu sau khi thả hoa xuống biển, khiến các nhân viên trên tàu phải chạy tới ôm lấy họ.

Phà Sewol trọng tải 6.825 tấn, chở 476 hành khách đã bị nghiêng và chìm ở ngoài khơi đảo Jindo ngày 16/4/2014 khi đang trên hành trình từ thành phố cảng Incheon tới đảo nghỉ dưỡng Jeju. Trong số 325 học sinh của một trường trung học tại thành phố Ansan có mặt trên tàu, chỉ 75 em được cứu sống. Tổng số nạn nhân được xác định thiệt mạng trong vụ chìm phà là 304 người, trong đó 295 thi thể đã được tìm thấy và 9 người vẫn mất tích tại thời điểm chiến dịch cứu hộ kết thúc.

Đây được coi là thảm họa hàng hải nghiêm trọng nhất trong lịch sử Hàn Quốc, khiến dư luận khắp cả nước bàng hoàng.

Hình ảnh kinh hoàng khi tàu Sewol chìm gây chấn động thế giới
Hình ảnh kinh hoàng khi tàu Sewol chìm gây chấn động thế giới
(Xã hội) - (Phunutoday) - Ngày 16/4/2014, tàu Sewol chở hơn 470 người nghiêng về một bên rồi chìm xuống ở vùng biển phía tây nam Hàn Quốc khiến 304 người chết và mất tích.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn