Không uống nước dừa khi vừa đi nắng về
Theo kinh nghiệm dân gian, uống nước dừa ngay sau khi đi nắng về có thể gặp hiện tượng "trúng gió" với các biểu hiện như ớn lạnh, đầy bụng, sốt. Đặc biệt, khi vừa thi đấu thể theo hoặc vận động mạnh, mất sức càng không nên uống nước dừa vì có thể xảy ra tình trạng chân tay buồn rủ, giảm độ dẻo dai, phản xạ kém. Nếu có dùng, nên uống từ từ từng chút một.
Không uống nước dừa vào buổi tối
Buổi tối là thời điểm cơ thể mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi. Nếu uống nước dừa vào lúc này, đặc biệt là nước dừa lạnh, cơ thể rất dễ bị nhiễm lạnh, dễ mắc lạnh, gân cốt rã rời và đuối sức.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên uống nước dừa
Mặc dù nước dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng mang lại lợi ích cho sức khỏe tuy nhiên trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên dùng loại đồ uống này. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt không thể tiêu hóa được nước dừa. Sau 6 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho con thử uống nước dừa với lượng nhỏ sau đó mới tăng dần. Không cho bé uống nhiều nước dừa vì có thể gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
Không nên uống nước dừa thường xuyên
Nước dừa dù tốt nhưng chúng ta cũng không nên uống quá thường xuyên. Uống 2 quả dừa là bạn đã nạp 140 kcal, tương đương với mức năng lượng của nửa bát cơm. Khi đó, bạn sẽ phải đi bộ 45 phút hoặc đẹp xe 20 phút mới có thể tiêu hao hết số calo này. Vì thế, uống quá nhiều nước dừa sẽ dễ gây thừa cân. Người đang béo phì hoặc cần giảm cân càng không nên uống nhiều nước dừa.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên uống nước dừa
Nước dừa là loại đồ uống tốt cho bà bầu. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ nên hạn chế uống nước dừa. Nguyên nhân là do nước dừa thuộc tính hàn, bà bầu uống nhiều sẽ không tốt cho quá trình chuyển hóa, ăn uống. Ngoài ra, nước dừa chứa 2% là chất béo khiến bà bầu cảm thấy khó tiêu và làm trầm trọng thêm các triệu chứng ốm nghén. Sau 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể bắt đầu uống nước dừa.