Chắc hẳn chúng ta ai cũng quen thuộc với món canh cua nấu mùng tơi, rau đay hay canh riêu cua, ăn kèm với vài quả cà muối. Mùa hè nóng nực, chỉ cần như thế cũng đủ cho một bữa cơm ngon miệng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm thì có thể cung cấp được 5.040mg canxi, 4,7mg sắt, 430mg photpho, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, các loại vitamin B1, B2, PP…
Thế nhưng, rất ít người để ý tới việc ăn canh cua thì kiệng kỵ những gì. Như mẹ chồng mình, có hôm ăn riêu cua xong, bà lấy đĩa hồng giòn trong tủ lạnh ra tráng miệng. Hơn 1 tiếng sau bà cứ kêu sôi bụng xong đi ngoài liên tục đấy.
Lúc ra phòng khám gần nhà, bác sĩ hỏi thăm những đồ bà vừa ăn trước đó, mới biết hóa ra nguyên nhân do bà ăn cả 2 thứ kỵ nhau các mẹ ạ.
Sau vụ đó mình mới chịu lên mạng tìm hiểu, thì ra cua bổ dưỡng thật nhưng kết hợp bừa bãi là cũng rất nguy hiểm.
Hai loại thực phẩm đại kỵ với cua đồng
Cua đồng kỵ với trà xanh
Trong trà có một lượng axit tanin, chất này khi đi vào dạ dày có khả năng làm ức chế quá trình phân giải, làm loãng men tiêu hoá và làm giảm khả năng hấp thụ hấp dinh dưỡng trong thức ăn, từ đó sẽ làm bạn bị đầy bụng, khó tiêu.
Hơn nữa, chất tanin trong trà khi kết hợp cùng hàm lượng protein có nhiều trong thịt cua sẽ gây kết tủa, vón cục và tạo thành cặn, dễ gây ra sỏi thận.
Cua đồng kỵ với quả hồng
Nhiều người có thói quen ăn xong sẽ tráng miệng hoa quả. Tuy nhiên, bạn cần tránh ăn hồng ngay sau khi ăn cua nha. Bởi vì trong hồng cũng có chất tanin như trong trà, làm cho các chất dinh dưỡng khó phân hủy.
Khi kết hợp protein trong cua sẽ tạo nên cặn, các chất rắn này lưu lại trong ruột lên men, gây thối rữa làm bạn bị đau, thậm chí gây sỏi thận.