Mỹ có thể phải 'chọn' F0 để điều trị, người ít khả năng sống sẽ 'nhường chỗ' cho người khác

( PHUNUTODAY ) - Các ca nhiễm mới tại Mỹ đang tăng lên chóng mặt. Nhiều bang tại Mỹ đã tính tới việc chọn bệnh nhân điều trị trong trường hợp quá tải dẫn tới khủng hoảng.

Theo ghi nhận, những tuần gần đây, hơn 10 bang đã ghi nhận tỷ lệ nhập viện cao chưa từng có vì Covid-19, từ khu vực Đông Nam đến Tây Bắc Thái Bình Dương. Mỹ tiếp tục báo cáo trung bình hơn 160.000 ca nhiễm mới mỗi ngày.

Tiến sĩ Bruce Siegel, chủ tịch nhóm thương mại Bệnh viện Thiết yếu đại diện cho hàng trăm bệnh viện công của Mỹ, cho biết: "Chúng ta đang ở vào tình thế vô cùng nguy hiểm với mức độ lây lan như hiện nay. Chúng ta đang đứng bên ngưỡng phải áp dụng tiêu chuẩn chăm sóc khủng hoảng. Tôi mong chúng ta không chạm tới ngưỡng đó nhưng nó rất dễ xảy ra".

Hiểu đơn giản, "tiêu chuẩn chăm sóc khủng hoảng" là một lộ trình để đảm bảo phân chia dịch vụ y tế theo cách công bằng khi nguồn lực eo hẹp.

15

Việc đưa ra tiêu chuẩn khủng hoảng không có nghĩa các bệnh nhân bị từ chối điều trị hoàn toàn, nhưng các bệnh viện sẽ linh hoạt hơn khi quyết định ưu tiên điều trị ai và bác sĩ cũng được bảo vệ về mặt pháp lý khi đưa ra quyết định này.

Và kế hoạch thực hiện tiêu chuẩn khủng hoảng cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng bang, khu vực hoặc tổ chức.

Ví dụ, một số bệnh nhân được coi là ít có khả năng sống sót có thể không nhận được giường tại phòng chăm sóc đặc biệt, nhường chỗ cho người khác với cơ hội sống cao hơn.

Hay bệnh nhân cũng có thể phải xuất viện sớm hơn và một số bệnh nhân trong hoàn cảnh bình thường sẽ được nhập viện chăm sóc nhưng nay có nguy cơ bị từ chối.

Tại bang Arizona cũng từng phải kích hoạt kế hoạch này hồi năm ngoái. Nó có thể bao gồm một hệ thống "tính điểm" nhằm đánh giá cơ hội sống sót ở bệnh nhân dựa trên hoạt động của não, tim, thận hay những cơ quan chính khác.

Và kể cả khi tránh được kịch bản tồi tệ nhất là phải lựa chọn bệnh nhân điều trị, thì các bác sĩ tại những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi nCov cho biết: Tình trạng quá tải vẫn ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng chăm sóc bệnh nhân.

Số lượng y tá không đủ để đáp ứng công việc. Những bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt nằm la liệt trong phòng cấp cứu. Các bác sĩ phải rà soát trên hệ thống khắp cả bang mới có thể tìm được một giường bệnh còn trống. Đây là những cảnh tượng mà bác sĩ hồi sức cấp cứu Kenneth Krell không bao giờ nghĩ sẽ phải đối mặt vào cuối năm 2021, khi vaccine nCov đã phổ biến: "Mọi chuyện đang tồi tệ hơn bao giờ hết".

13

Bác sĩ Kenneth Krell còn cho hay: “Nếu các tiêu chuẩn khủng hoảng được kích hoạt, bác sĩ sẽ phải quyết định "ai sẽ được chăm sóc tức thì dựa trên xác suất sống sót của họ". Chúng áp dụng cả với bệnh nhân nCov và không nCov”.

Thống đốc Idaho Brad Little đã kêu gọi Vệ binh Quốc gia và nhân viên y tế liên bang tới hỗ trợ cho các bệnh viện thiếu nhân lực nhằm tránh phải kích hoạt tiêu chuẩn chăm sóc khủng hoảng.

Tháng trước tại bang Alabama, Thống đốc Kay Ivey cũng ban bố tình trạng khẩn cấp vì ca nCov nghiêm trọng tăng đột biến.

Tiến sĩ Aruna Arora, chủ tịch Hiệp hội Y khoa Alabama, nhấn mạnh: "Nó thực sự gây ảnh hưởng mạnh mẽ và làm phân tán mọi hoạt động chăm sóc sức khỏe. Tất cả các bệnh viện đều thiếu y tá. Thời gian phản ứng cấp cứu đang chậm lại rất nhiều. Bệnh nhân phải chờ đợi rất lâu trong phòng cấp cứu".

Theo:  khoevadep.com.vn copy link