Nấu cơm bằng nước sôi sẽ tốt hơn nước lạnh?

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Dùng nước sôi nấu thay cho nước lạnh sẽ giúp hạt cơm dẻo, các chất dinh dưỡng ít bị mất hơn.

Nấu cơm bằng nước sôi có tốt hơn nước lạnh?

Nấu cơm là một hoạt động rất đời thường và diễn ra mỗi ngày. Do đó, về lâu về dài, nấu cơm không đúng cách sẽ khiến sức khỏe gia đình bạn đi xuống trầm trọng.

me
Dùng nước sôi nấu thay cho nước lạnh sẽ giúp hạt cơm dẻo, các chất dinh dưỡng ít bị mất hơn (kể cả nấu bằng nồi cơm điện). 

Theo lời khuyên từ Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyên Văn Hoan (nguyên là Giám đốc Viện Nghiên cứu Lúa tại Đại học Nông nghiệp Hà Nội), nấu cơm bằng nước sôi sẽ tốt hơn nấu cơm bằng nước lạnh dù là bạn nấu bằng nồi cơm điện hay nồi gang đun bếp gas hoặc bếp củi.

Bởi lẽ, nước sôi vừa giúp hạt gạo nhanh chín hơn (khiến thời gian nấu cơm ngắn đi) vừa làm hạt gạo chín đều và dẻo hơn (nhờ các chất dinh dưỡng ít bị mất) nên nồi cơm nhà bạn sẽ ngon hơn hẳn.

Khoa học đã chứng minh rằng nấu cơm bằng nước lạnh sẽ khiến hạt gạo trương lên và các chất dinh dưỡng đồng thời cũng tan ra trong nước. Nếu nấu cơm bằng nước nóng, lớp ngoài của hạt gạo sẽ co nhanh lại và tạo thành lớp màng bảo vệ giúp hạt gạo không bị vỡ nứt, từ đó các chất dinh dưỡng sẽ được giữ lại.

Nếu bạn nấu cơm bằng nồi cơm điện thì chỉ cần cho gạo vào trước rồi đổ nước sôi vào, đậy nắp, cắm điện và bấm nút. Nếu bạn nấu cơm bằng bếp gas, bếp điện hay bếp củi thì đun sôi nước trước rồi mới đổ gạo từ từ vào, đậy nắp, vặn nhỏ lửa, đợi cơm sôi.

Chính nhờ việc nấu cơm bằng nước sôi, đậy vung để giữ nhiệt và tránh cho gạo tiếp xúc với không khí mà lượng vitamin B1 sẽ được giữ lại nhiều hơn 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.

Trong quá trình cơm sôi, hạn chế gạn bỏ nước cơm vì sẽ làm mất thêm lượng lớn các chất dinh dưỡng. Khi cơm sôi hẳn, nên vặn nhỏ lửa, đậy vung để giữ nhiệt, tránh cho cơm tiếp xúc với không khí, là yếu tố phá huỷ các vitamin. Nếu thao tác đúng, lượng vitamin B1 được giữ lại sẽ nhiều hơn 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.

Nấu cơm kiểu dân gian làm nghèo chất bổ

Cách vo gạo chà xát, gạn bỏ nước nấu thứ nhất của nhiều người vô tình đã làm mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể có sẵn trong hạt gạo

Đó là kết quả của công trình nghiên cứu của Phó giáo sư, tiến sĩ (PGS.TS) Nguyễn Xuân Ninh (viện Dinh dưỡng quốc gia) và TS Trần Thị Cúc Hoà (viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long) thực hiện trên một số gia đình thuộc sáu dân tộc khác nhau (Sán Chí, Sán Dìu, Nùng, Tày, Hoa và Kinh) với năm loại xoong nồi dùng nấu cơm bằng chất liệu: gang đúc, nồi đồng, nồi đất, nhôm Hải Phòng, nồi cơm điện.

Nên rửa gạo thay vì vo xát

Theo kết quả nghiên cứu, ngoài việc hạt gạo bị mất nhiều dưỡng chất trong quá trình xay xát, cách vo gạo bằng chà hai, ba lần hạt gạo vào rá hoặc giữa hai tay cho hạt gạo trắng, tạo nhiều nước vo gạo đặc có màu trắng, đã vô tình lấy đi một lượng lớn các chất dinh dưỡng là các vitamin và chất khoáng bám bên ngoài hạt gạo. Làm hạt gạo chỉ còn lại phần lõi là tinh bột. Lượng sắt, kẽm bị mất đi đo đạc được trong hạt gạo trước và sau khi cơm chín là từ 79,9 - 96,5%. Các vitamin nhóm B cũng bị mất đến 70 - 95% trong quá trình xay xát, vo gạo.

Cách nấu xôi xoài ngon, hấp dẫn cho bữa sáng
Cách nấu xôi xoài ngon, hấp dẫn cho bữa sáng
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Xôi xoài là món ăn mềm thơm và đẹp mắt. Cùng học cách chế biến cho gia đình thưởng thức bạn nhé.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn