Nên làm gì khi bị bệnh mạch vành?

11:30, Thứ bảy 17/03/2018

( PHUNUTODAY ) - Đối với những người khi phát hiện mắc bệnh mạch vành thì người dùng nên làm gì? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

 Triệu chứng của bệnh mạch vành

Đau thắt ngực (angina) là triệu chứng phổ biến của bệnh mạch vành. Đau thắt ngực được mô tả là cảm giác khó chịu, đè nén, ép chặt, đau, rát ở vùng ngực, có thể bị nhầm lẫn với chứng ợ nóng hoặc khó tiêu. Cơn đau thắt ngực thường bắt đầu ở phía sau xương ức, sau đó có thể lan tỏa sang vai trái, cánh tay, cổ, lưng hoặc hàm.

Đau thắt ngực được chia làm hai dạng: Đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định.

Đau thắt ngực ổn định (Stable angina)

Đau thắt ngực ổn định xảy do mạch vành bị thu hẹp bởi các mảng xơ vữa không thể đáp ứng đủ nhu cầu oxy tăng cao khi trái tim phải đập nhanh hơn khi hoạt động gắng sức.

Cơn đau thắt ngực ổn định có thể dự đoán trước bởi nó thường xảy ra sau một số tình huống cụ thể, chẳng hạn như khi hoạt động gắng sức hay căng thẳng tâm lý. Nghỉ ngơi và uống thuốc giãn mạch (nitroglycerin) sẽ làm dịu cơn đau thắt ngực ổn định.

Đau thắt ngực ổn định có thể tiến triển thành đau thắt ngực không ổn định nguy hiểm hơn rất nhiều.

Đau thắt ngực không ổn định (unstable angina)

28.nen-la-gi-khi-bi-mach-vanh-phunutoday.vn

Đau thắt ngực không ổn định có thể xuất hiện bất ngờ hoặc tiến triển từ đau thắt ngực ổn định. Các cơn đau thắt ngực không ổn định xảy ra thường xuyên hơn (kể cả khi nghỉ ngơi, đang ngủ hoặc sinh hoạt bình thường), thường nặng và kéo dài hơn so với đau thắt ngực ổn định. Đau thắt ngực không ổn định có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và đe dọa nghiêm trọng tính mạng người bệnh.

Nếu bạn bị đau thắt ngực ổn định hoặc có bất kỳ triệu chứng nào dưới dây kéo dài trên 5 phút, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Các phương pháp điều trị và dự phòng bệnh mạch vành

Điều trị bệnh mạch vành thường cần quan tâm đến việc thay đổi lối sống. Nếu như cần thiết có thể cần sử dụng thêm một số thuốc.

Những thay đổi lối sống sau đây có thể giúp ngăn ngừa và làm chậm tiến triển của bệnh: bỏ hút thuốc lá, ăn các loại thực phẩm khỏe mạnh, tập thể dục thường xuyên, giảm cân, giảm căng thẳng…

Với những trường hợp cụ thể, bệnh nhân có thể được chỉ định một số loại thuốc như: thuốc hạ cholesterol, aspirin, thuốc chẹn beta, nitroglycerin, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin, thuốc chẹn kênh canxi… Một số biện pháp can thiệp để phục hồi và cải thiện lưu lượng máu là: nong mạch và đặt stent, phẫu thuật động mạch vành.

Bên cạnh đó, những bệnh nhân có nguy cơ cao bị bệnh mạch vành cần kiểm soát được các bệnh mạn tính như huyết áp, tiểu đường, mỡ máu,… và quan trọng nhất là phải có biện pháp ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong lòng mạch.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link