Triệu chứng cơ năng của bệnh ung thư amidan
– Nhai nuốt khó khăn và đau lan đến tận tai.
– Đau đầu, đau nửa đầu hoặc đau hốc mắt, đau hai bên thái dương. Tê bì ở vùng miệng, mặt hoặc bên đầu bị đau do dây thần kinh sọ não bị tổn thương.
– Ngạt mũi bên đầu bị đau, có thể bị ngạt thường xuyên hoặc liên tục, chảy nước mũi nhầy và mủ, đôi khi nước mũi kèm theo máu.
– Tức bên tai ở khu vực đầu bị đau, ù tai, nghe không rõ.
– Xuất hiện hạch cổ cùng bên với ung thư amidan.
– Khạc hoặc ho ra máu.
– Há miệng hạn chế hoặc không há miệng được do cứng hàm
– Khi soi mũi trước không thấy dấu hiệu bất thường.
– Soi mũi sau phát hiện khối u ở nóc vòm hoặc bên thành vòm.
Khi ung thư amidan đã lây lan sang các vùng khác, sức khỏe của người bệnh thường đã suy yếu trầm trọng, ăn không ngon, ăn kém, mất ngủ, thiếu máu….Tùy theo khối u lan theo hướng nào mà có các triệu chứng khác kèm theo.
Nên làm gì khi có các dấu hiệu bị ung thư amidan
Như các bạn đều đã thấy mức độ nguy hiểm khi ung thư amidan khởi phát. Tỷ lệ tử vong cao nhưng không phải cứ mắc bệnh là bệnh nhân đã hết đường cứu chữa.
Chúng ta hoàn toàn có thể chế ngự được căn bệnh này cũng như kéo dài sự sống cho mình nếu như chúng ta sớm phát hiện bệnh và có những hiểu biết đúng đắn về căn bệnh này.
Để làm được điều đó, mọi người nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc thật khoa học. Khi đó cơ thể chúng ta sẽ có được một sức đề kháng tốt nhất, đủ sức chống lại những tác động từ bên ngoài đến sức khỏe.
Bên cạnh việc thao khảo tìm hiểu về các kiến thức sức khỏe thường xuyên thì mọi người người nên duy trì việc khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện được những bất thường xuất hiện trên cơ thể mà nhất là đối với hệ hô hấp.
Với những người không may nhiễm bệnh, ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sỹ đã chỉ định thì giữ cho mình tâm lý lạc quan cũng là một điều có ý nghĩa rất lớn. Bởi tinh thần có thoải mái mới khiến cho quá trình chữa bệnh nhanh chóng có hiệu quả.
Mắc phải bệnh ung thư amidan là điều không ai muốn nghĩ đến, tuy nhiên nếu đã nhiễm bệnh thì chúng ta phải kiên cường để đấu tranh với bệnh tật, chiến thắng chính mình nhằm kéo dài hơn nữa sự sống của bản thân.
Chẩn đoán ung thư amidan
Các triệu chứng của ung thư amidan đôi lúc có thể gây nhầm lẫn với các nhóm bệnh đường tai – mũi – họng khác, nếu nghi ngờ có khối u ung thư phát triển, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán sau:
Khám sức khoẻ: khám sức khỏe và kiểm tra toàn diện giúp bác sĩ tổng hợp các triệu chứng, dấu hiệu bất thường của cơ thể. Đặc biệt khu vực đầu cổ, hạch bạch huyết xung quanh và kiểm tra mức độ phản ứng của thính lực.
Nội soi aminda: phương pháp nội soi giúp bác sĩ quan sát được những dấu hiệu bất thường của lớp niêm mạc amidan như các vết viêm loét, chảy máu, tổn thương hay sự xuất hiện của khối u.
Sinh thiết tế bào: đây là phương pháp duy nhất giúp xác định khối u là lành tính hay ác tính. Sau khi nội soi nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường của amidan, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu tế bào niêm mạc amidan và thực hiện quan sát dưới kính hiển vi độ phân giải lớn. Xét nghiệm này sẽ cho biết khối u lành tính hay ác tính (ung thư). Nếu nghi ngờ đó là khối u ác tính, bác sĩ thực hiện tiếp thử nghiệm hình ảnh để xác định giai đoạn và mức độ lan rộng của khối u.
Thử nghiệm hình ảnh (chụp CT, MRI hoặc chụp PET): Nếu nghi ngờ dấu hiệu bất thường ở amidan là khối u ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ MRI để xác định rõ vị trí, kích thước, hình thái khối u. Đồng thời xác định xem khối u đã di căn sang hệ bạch huyết vùng cổ và các cơ quan khác hay chưa.
Các kết quả xét nghiệm sẽ giúp các bác sĩ đưa ra những chẩn đoán về tính chất, vị trí, kích thước, giai đoạn phát triển của khối u. Từ đó hội đồng hội chẩn sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.