Đau bụng dữ hội
Nếu táo bón kèm theo đau bụng dữ dội thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Elana Maser, phó giáo sư khoa tiêu hóa tại Trường Y Icahn ở Mount Sinai kiêm bác sĩ tiêu hóa tại Trung tâm Feinstein IBD trực thuộc Bệnh viện Mount Sinai ở New York cho biết, cơn đau đôi khi có thể kinh khủng hơn cả đau chuyển dạ.
Mặc dù không phải lúc nào đau bụng cũng là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nhưng nếu bạn chỉ táo bón nhẹ mà lại đau bụng khủng khiếp thì nên đi khám để được kiểm tra sớm.
Xuất hiện máu trong phân
Nếu bạn nhận thấy phân lẫn với máu hoặc máu sót lại trên giấy vệ sinh khi lau, hãy đến gặp bác sĩ. Thường thì đây là dấu hiệu của bệnh trĩ nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu sớm của ung thư đại trực tràng. Loại ung thư này khá phổ biến ở Mỹ và nó giết chết hơn 50 nghìn người mỗi năm.
Nếu không phải ung thư thì nó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ, nứt hậu môn, viêm ruột. Vậy nên tốt nhất là bạn hãy đi khám để điều trị kịp thời.
Bị táo bón kéo dài tới một tuần
Khi bị táo bón kéo dài tới một tuần phân sẽ ứ lại, cứng và phồng đến mức không thể ra ngoài được. Người cao tuổi, mắc các bệnh lý gây táo bón rất dễ gặp phải tình trạng này. Bạn có thể cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ trong trường hợp này.
Bác sĩ sẽ phải dùng ngón tay để hỗ trợ và việc làm này không mấy dễ chịu, có thể gây đau đớn cho người bệnh.
Sốt
Chứng táo bón về cơ bản không gây sốt nên nếu bạn bị sốt thì hãy đi khám sớm. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị viêm túi thừa, vấn đề sức khỏe gây viêm hoặc nhiễm trùng các nang nhỏ hình thành ở đại tràng.
Nôn
Nếu bị táo bón kèm theo nôn thì có thể là dấu hiệu cho thấy phân trong đại tràng đang bị tắc nghẽn nghiêm trọng và cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Một số tình trạng khác như ứ phân cũng gây ra hiện tượng này. Do đó, bạn nên nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán kịp thời.
Làm sao để phòng ngừa táo bón hiệu quả?
Để phòng ngừa táo bón bạn nhớ không bỏ bữa, tăng cường chất xơ, uống nhiều nước, đi tiêu không ngồi lâu, tập thể dục,…