Trái cây giàu vitamin C
Vitamin C là chất dinh dưỡng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể bởi dưỡng chất này giúp làm tăng khả năng sản sinh của bạch cầu trong máu. Tuy nhiên, cơ thể con người lại không thể tự sản sinh hoặc tổng hợp vitamin C mà cần phải được cung cấp thông qua các loại thực phẩm để duy trì sức khỏe.
Có thể điểm qua một số loại trái cây giàu Vitamin C như cam, dâu tây, cà chua hay các loại trái cây có múi. Nếu hằng ngày bạn ăn khoảng 200 gam những loại trái cây này thì nay bạn cần tăng lên để đáp ứng nhu cầu kháng bệnh.
Gừng
Gừng có tính ấm, vị cay, có tác dụng phát tán phong hàn, làm ấm tỳ vị, tiêu đờm, giải độc. Do đó, gừng thường được dùng để giải trừ chứng cảm cúm nói chung, và viêm họng, ho khan nói riêng. Trong gừng tươi còn chứa chất Gingerol giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Có thể dùng gừng như gia vị trong bữa ăn, hoặc dùng nấu chín, món tráng miệng, hoặc pha trà gừng để uống.
Tỏi
Tỏi là loại gia vị rất phổ biến, được sử dụng trong rất nhiều món ăn hàng ngày.
Trong tỏi có chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên có khả năng giảm ho, long đờm, thông mũi. Ngoài ra, tỏi cũng có chứa các hoạt chất và các nguyên tố vi lượng giúp kháng khuẩn, kháng viêm, phòng ngừa các bệnh tim mạch, huyết áp, ung thư, cảm cúm...
Cải bó xôi
Cải bó xôi (rau bina) là thực phẩm tăng sức đề kháng nhờ chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và chất chống oxy hóa, bao gồm flavonoid, carotenoid, vitamin C và vitamin E. Trong đó, vitamin C và E có thể giúp hỗ trợ hệ miễn dịch.
Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng flavonoid có thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh thông thường ở những người khỏe mạnh.
Bông cải xanh
Bông cải xanh chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin A, C, E và giàu hàm lượng chất C. Đây là loại rau tốt nhất cho sức khỏe nên bổ sung vào thực đơn các món ăn của cả gia đình. Ngoài ra bông cải xanh còn có tác dụng tuyệt vời trong việc hộ trợ giảm cân
Cá béo
Các loại cá béo là nguồn cung cấp dồi dào axit béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá mòi... Theo một báo cáo năm 2014, việc bổ sung axit béo omega-3 trong thời gian dài có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh, tăng khả năng tự miễn dịch mãn tính xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm vào một bộ phận khỏe mạnh của cơ thể.
Để giúp cơ thể có thêm sức đề kháng trong những ngày thời tiết giao mùa ngoài việc cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Mọi người cũng cần chủ động thực hiện trong việc phong chống bệnh như:
Giữ ấm cho cơ thể: Đây là cách làm đơn giản và hữu hiệu nhất để chủ động phòng tránh bệnh khi thời tiết chuyển mùa, tránh tắm quá lâu, bên cạnh đó thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn, làm sạch khoang mũi họng.
Đeo khẩu trang khi ra ngoài: Đeo khẩu trang để phòng bệnh là một việc đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn ngừa virus, vi khuẩn lây qua đường hô hấp.
Tập thể dục: Rèn luyện thể dục kết hợp với chế độ dinh dưỡng đảm bảo dưỡng chất đầy đủ giúp cơ thể tăng sức đề kháng.