Nghề hái ra tiền: Bán đồ cũ vỉa hè, mỗi tháng dư cả chỉ vàng là thường

( PHUNUTODAY ) - Nhìn nhiều món đồ cũ kỹ, chê lên chê xuống vậy đó, vậy mà từng giúp nhiều người hái ra tiền. Đó là nghề gì?

Câu chuyện về người đàn ông bán vỏ rượu cũ

Có một người đàn ông nọ vốn dĩ lúc trước rất thích sưu tầm những vỏ chai rượu tây để thỏa mãn niềm đam mê của mình, rồi ‘dòng đời đưa đẩy’ làm sao đấy mà ông lại trở thành người chuyên buôn bán vỏ chai rượu tây.

Đến nay đã 20 năm gắn bó trong nghề, ông kể mỗi ngày công việc của ông là đẩy thùng xe chứa đầy vỏ chai rượu tây bên trong từ khu chợ đồ cũ ra vỉa hè để bán. Mất một lúc ông mới bày đồ ra vỉa hè xong rồi căng dù và ngồi nhâm nhi tách trà, bật lửa châm điếu thuốc chờ khách. Chẳng phải chào mời ai, nhưng cứ có người đi qua thấy cần là tấp vào hỏi mua. Nghề của ông nói cho sang vậy thôi, chứ chỉ cao cấp hơn mấy người buôn bán đồng nát một chút.

Empty

Làm 20 năm trong nghề, khi được hỏi ông lấy nguồn hàng từ đâu mà phong phú vậy? Ông cười trả lời rằng đã móc nối với dân đồng nát ở khu vực gần đó, để cứ có là họ bán lại cho ông. Chưa hết, thời gian gần đây, ông còn kết nối với cả người giúp việc nhà, tạp vụ… để hễ có là bán cho ông. Mỗi chai rượu ông bán ra cho khách, tùy theo hình dạng bên ngoài và là rượu xịn hay không mà tiền lời thu về khác nhau, dao động từ 10.000 đồng cho đến vài trăm ngàn, sương sương mỗi tháng ông kiếm được cả chỉ vàng.

Cậu thanh niên làm giàu từ món đồ bỏ đi  

Rồi một cậu thanh niên kia lúc trước mở cửa bán văn phòng phẩm kèm mấy thứ linh tinh vặt vãnh trước cổng trường Đại học. Dù thế tiền lời kiếm được chỉ để sống qua ngày, chứ chưa có điều gì đột phá hơn. Lấy vợ và sinh con, anh này nghĩ mình phải chuyển sang nghề khác thôi, nhưng sự thật là anh không có vốn, lại chẳng có kinh nghiệm, nếu giờ làm công ăn lương e là khó vì con còn quá nhỏ, chỉ có buôn bán thế này thì may đâu mới phụ giúp vợ trông con.

Tình cờ một lần dạo quanh các khu vực gần trường Đại học, anh chàng này thấy đám đông sinh viên tụ tập rất náo nhiệt, thấy thế anh cũng nhiều chuyện xen vào coi đó là thứ gì. Ai dè là nơi các sinh viên bày bán đồ cũ, chủ yếu là tài liệu đã qua sử dụng và các dụng cụ thể thao. Thực ra buôn bán những món này không phải là mới, nhưng giờ nhìn anh mới nghiệm lại, tư duy của thanh niên thời nay là thế, cứ thích thay đổi thường xuyên, theo đuổi cái mới, đồ dùng đã xài qua vẫn không tùy tiện bỏ đi mà bán lại để kiếm chút tiền.

Đa số người mua thường chỉ cần dùng trong thời gian nhất định và với họ, chất lượng như thế là tạm ổn, không vấn đề gì, giá cả lại phải chăng, phù hợp với túi tiền. Dù vậy, việc tổ chức bày bán này nhỏ lẻ, manh mún nên thành ra hiệu quả không cao. Nhiều bạn chỉ làm kiểu cho vui, không bán được cũng không sao.

Empty

Đứng chứng kiến từ đầu đến cuối buổi, anh chàng nảy ra ý tưởng buôn bán. Qua quan sát, anh thấy sau khi kết thúc môn, nhiều bạn sinh viên thường vứt đi lượng lớn giáo trình cùng các tài liệu học, vì thế mà anh đã chọn cách thu gom lại các tài liệu đó, cứ còn mới và bán với giá phải chăng thì chắc chắn sẽ có người mua. Trước mắt vẫn là thấy các bạn sinh viên bán lẻ cho nhau thôi, còn anh nhắm cách này với địa thế kinh doanh hiện tại của anh bây giờ, dư sức để có thể bán được nhiều hơn.

Về đến nhà, anh nghĩ kỹ rồi quyết định dành bớt một phần cửa hàng để bán mặt hàng này. Vợ anh nghe thấy cũng đồng tình, nhưng lo không biết giá như nào là hợp lý, thế là nghĩ ra cách để các bạn có nhu cầu bán tự định giá món hàng rồi chỉ thu 10% giá bán gọi là phí quản lý, thêm nữa, cứ để trưng bày bán ô nào, tùy diện tích, anh sẽ thu từ vài trăm đồng/ngày và cứ như thế các bạn sinh viên sẽ sớm bán được món mình muốn.

Tuy nhiên, không phải món nào cũng bày ra là bán được, do đó vợ chồng định ra nguyên tắc để các bạn chọn, 1 là trả phí thuê gian hàng và mang đồ về, 2 là giảm giá để bán hàng nhanh hơn. Cho dù có bán được hay không, vợ chồng anh vẫn kiếm được một khoản kha khá mà không bị lỗ vốn.

Để được nhiều bạn biết đến, anh in thêm tờ rơi quảng cáo, dán trên bảng tin trường, không ngờ công việc làm ăn của anh lên như diều gặp gió, ngày càng có nhiều bạn sinh viên đến mua và doanh số từ đó không ngừng tăng theo.

Mỗi mô hình kinh doanh sẽ đòi hỏi những kỹ năng, đặc thù khác nhau. Bởi thế không phải hình thức buôn bán nào cũng phù hợp với bạn, nó sẽ dựa vào hoàn cảnh hiện tại của bạn, số vốn bạn đang có là lớn hay nhỏ, thị trường mục tiêu mà bạn hướng đến...

Đã là kinh doanh thì cạnh tranh thị trường sẽ khá gay gắt và quyết liệt. Bạn có thể thích một mô hình kinh doanh nhỏ. nhưng mô hình đó lại đang có quá nhiều người khu vực lân cận bạn đang làm. Vậy thì ý tưởng của bạn liệu có thành công được không? Trừ khi sản phẩm của bạn có sự khác biệt, hoặc bạn đi theo một thị trường ngách cụ thể nào đó, cơ hội tồn tại của bạn mới khả thi và tiềm năng.

Buôn bán gì với số vốn nhỏ đã là một câu hỏi khó, nhưng ngay cả khi có đáp án, bạn cũng phải hết sức thận trọng, khảo sát thật kỹ thị trường xung quanh mình, khảo sát khách hàng mục tiêu và một bản kế hoạch kinh doanh thật chi tiết. Chỉ như vậy, chúng ta mới chọn được ý tưởng kinh doanh nhỏ thực sự phù hợp với bản thân mình.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link