Tại họa từ thời chiến
Sinh ra trong gia đình không khá giả, lại đông anh em (5 chị em) nên từ nhỏ em Phan Trọng Hiếu (khu 5, thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) đã ý thức bản thân phải đỡ đần cha mẹ việc gia đình. Tuy bản thân không còn đôi tay, Hiếu hàng ngày vẫn đi học, chăn bò, làm việc nhà giúp mẹ.
Hình ảnh bé Hiếu viết chữ với chiếc ống nhựa được gắn vào tay |
Theo người nhà, vào tháng 11/2013, trong một lần đi chăn bò trên núi thì Hiếu cùng các bạn phát hiện một kíp mìn thời chiến tranh. Do hiểu biết kém, nhóm Hiếu đã đập mìn. Sau một tiếng nổ long trời, cả nhóm ngã vật ra đất. Trong đó, Hiếu bị thương nặng nhất, mất luôn hai tay, chân bị tật đi lại khó khăn.
Kể về tại họa ập đến con trai, bố Hiếu rớt nước mắt ngậm ngùi: “Các bác sĩ chuẩn đoán, đôi chân của Hiếu rất khó để hồi phục. Nếu muốn hồi phục thì phải trải qua cuộc rèn luyện đầy khó khăn. Để ổn định xương chân, các bác sĩ đã để lại trong đó 8 ốc vít”.
Cũng theo bố Hiếu, sau một thời gian điều trị sức khỏe dần ổn định nên Hiếu đã xin với gia đình được đi học. Thấy con trai thương tích đầy người nhưng có ý chí muốn đi học nên gia đình đã đồng ý. Hàng ngày bố Hiếu vẫn đưa đón con đi học, nuôi hy vọng em sẽ thành người có ích cho xã hội.
Nghị lực phi thường
Khi nhắc đến Phan Trọng Hiếu - lớp 6 Trường THCS Nguyễn Trãi, thị trấn Ái Nghĩa khiến nhiều bạn học vẫn trầm trồ khen ngợi bởi ý chí, nghị lực phi thường của em.
Ban đầu đến trường, Hiếu gặp khó khăn đầu tiên là việc cầm bút. Thương con, cha Hiếu đã nghĩ ra cách làm một đoạn ống nhựa để sỏ cào tay con, đầu kia của ống nhựa thì gắn cây bút giúp em có thể viết chữ. Còn việc ăn uống thì Hiếu sử dụng hai tay gắp đồ ăn, cầm đồ uống.
Hiếu được bố bế lên xe đi học mỗi ngày |
Chứng kiến Hiếu gặp khó khăn, nhiều bạn học tỏ ra thương cảm muốn giúp đỡ nhưng Hiếu từ chối. Em cho rằng, bản thân phải cố gắng chứ không thể ỷ mãi vào ai. Chính vì suy nghĩ này, Hiếu được rất đông bạn học trong lớp, trường quý mến, cảm phục.
Kể về cuộc sống của bản thân, Hiếu chia sẻ: “Ngày đầu tiên em viết bằng ống nhựa thì gặp rất nhiều khó khăn vì chưa quen. Sau một tháng, em kiên trì luyện tập thì đã kiểm soát được, thậm chí có thể vẽ…”.
Cũng theo Hiếu, sau tai nạn đôi chân của em vẫn chưa thể đi lại được. Do đó, hàng ngày cha đưa em đến trường, chiều lại đón em về nhà.
“Biết con có ý chí muốn học nên tôi cùng gia đình đều cố gắng hết sức lo cho con. Mỗi lần đến lớp thì tôi thường đeo cặp trên vai, bế con lên xe chở đi. Chỉ sợ, sau này con lớn mà tuổi tôi lại cao lên không biết có bế nổi con đi học hay không…” – cha Hiếu rớt nước mắt tâm sự.
Biết suy nghĩ của cha, sau giờ học Hiếu vẫn cố gắng rèn luyện để đi lại. Em hy vọng, lớn lên có thể trở thành một họa sĩ vẽ những bức tranh đẹp cống hiến cho xã hội.
Duyên tình khó tin của cặp đôi "chồng bò, vợ lết" Hình ảnh ông bò phía trước, bà lết theo sau của đôi vợ chồng này đã quá quen thuộc với một số chợ trên địa bàn từ Huế đến Quảng Bình. |