Người đàn ông bị đột quỵ nhẹ nhưng không qua khỏi vì người nhà cho uống nước đường: BS cảnh báo sai lầm

( PHUNUTODAY ) - Bỏ lỡ thời gian vàng và sơ cứu không đúng cách là những nguyên nhân khiến các trường hợp bị đột quỵ khó qua khỏi.

Bệnh nhân đột quỵ nhẹ nhưng không qua khỏi vì sơ cứu không đúng cách, đến viện quá muộn

Theo Infonet, TS.BS Trần Chí Cường - Chủ tịch hội Can thiệp Thần kinh TP.HCM cho biết cách mới đây có một trường hợp bệnh nhân 29 tuổi nhập viện vì xuất huyết não. Nam thanh niên này có cơ đau đầu cả tuần nhưng chỉ mua thuốc uống tại nhà.

Kết quả, bệnh nhân đau đầu dữ dội sau đó rơi vào hôn mê. Khi được đưa tới bệnh viện, bệnh nhân đã ở trong trạng thái hôm mê sâu, nguy kịch. Bác sĩ chụp não can thiệp phát hiện túi phình mạch não 5cm. Dù các bác sĩ để cố gắng hết sức nhưng bệnh nhân không qua khỏi. Nếu như người bệnh đến khám sớm thì cơ hội sống sẽ nhiều hơn.

Empty

Bác sĩ Cường cũng từng gặp không ít trường hợp bệnh nhân vào viện do đột quỵ nhẹ nhưng không cứu được. Ví dụ như một bệnh nhân ở TP. HCM bị đột quỵ rất nhẹ nhưng không qua khỏi vì bị viêm phổi hít do sặc thực ăn. Nguyên nhân là do khi có cơn đột quỵ, người nhà cố gắng bơm nước đường vào miệng bệnh nhân.

Dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ

Chúng ta cần biết các dấu hiệu của cơn đột quỵ để kịp thời sơ cứu cho người bệnh.

3 dấu hiệu dễ nhận biết của đột quỵ là mặt méo, nói đớ, yếu liệt chân tay. Khi thấy người nhà hoặc người xung quanh có chiệu chứng này hãy nhanh chóng gọi cho cơ sở cấp cứu kịp thời.

dot-quy-03

Trong các ca cấp cứu đột quỵ, thời gian là yếu tố vô cùng quan trọng. Bỏ lỡ thời gian vàng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng cứu chữa và phục hồi của bệnh nhân.

Theo báo Nhân dân, PGS, TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời gian vàng trong đột quỵ thiếu máu não là 270 phút nếu sử dụng thuốc tiêu huyết khối làm tan cục máu đông hoặc trong 6-8 giờ lấy huyết khối cơ học trong trường hợp tắc động mạch lớn trong não. Càng điều trị sớm thì cơ hội phục hồi càng cao, ít để lại di chứng.

"3 không" khi sơ cứu bệnh nhân đột quỵ

Đầu tiên, không cho người bệnh uống thuốc. Khi người nhà có các dấu hiệu đột quỵ, tuyệt đối không được cho uống bất cứ loại thuốc nào. Cục máu đông chỉ là một trong vô số nguyên nhân dẫn tới đột quỵ não. Đột quỵ còn có thể xảy ra do vỡ mạch máu não. Vì vậy, khi không biết người thân bị mắc loại đột quỵ nào, tuyệt đối không được cho uống thuốc để tránh trường hợp đáng tiế xảy ra.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đột quỵ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đột quỵ.

Thứ hai, không co bệnh nhân ăn uống bất cứ thứ gì. Bệnh nhân đột quỵ não thường không tỉnh táo và gặp rối loạn nuốt. Nếu cố gắng cho bệnh nhân ăn hoặc uống có thể dẫn tới tình trạng nghẹn, sặc và gây ra suy hô hấp, viêm phổi.

Thứ ba, không để người bệnh tự đi xe đến bệnh viện. Các triệu chứng của đột quỵ não có thể không biểu hiện rõ ràng ngay từ ban đầu. Người bệnh có thể nhận ra điều bất ổn trong cơ thể nhưng không nghi ngờ đó là đột quỵ não. Nếu phán đoán người bệnh bị đột quỵ não, tuyệt đối không được để họ tự đi xe đến bệnh viện. Hãy gọi ngay 115 để được trợ giúp. Nhân viên cấp cứu sẽ chuẩn bị phương tiện y tế phù hợp.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link