1. Trẻ thiếu ngủ hoặc ngủ ít
Trẻ phát triển rất nhanh, đặc biệt là từ 7 đến 9 tuổi và 12 -14 tuổi, trong khoảng thời gian này nếu thời gian ngủ của trẻ quá ít hoặc do không đủ thời gian để ngủ vì cha mẹ bắt học quá nhiều rất dễ gây ra cận thị.
2. Nhìn gần quá nhiều
Ở thành phố, phần lớn thời gian con người đều tập trung tầm nhìn chỉ trong phạm vi 5 mét. Không gian ở nơi đông đúc không được rộng rãi, thiếu đi môi trường cho trẻ phóng tầm nhìn xa hơn. Vì vậy, khả năng nhìn xa của trẻ sẽ ngày càng yếu đi.
3. Ánh sáng mạnh, yếu không phù hợp
Chúng ta thường lo lắng đèn không đủ sáng sẽ ảnh hưởng thị lực của trẻ. Nhưng trên thực tế, chuyên gia về mắt cho biết, đèn dùng cho trẻ học tập, đọc sách hiện nay không phải không đủ sáng mà là quá sáng. Tia sáng quá mạnh khiến mắt dễ mệt mỏi hơn. Đèn thích hợp cho trẻ là ánh sáng ôn hòa và phải bảo đảm nguồn sáng đến từ phía bên trái của trẻ.
4. Trẻ sinh ra mà trọng lượng cơ thể quá nhẹ
Hầu hết trẻ sinh ra với trọng lượng cơ thể trên dưới 2,5 kg, đến tuổi thiếu niên đều bị cận thị.
5. Trẻ sơ sinh thiếu tháng
Trẻ sinh thiếu tháng từ hai tuần trở lên thường bị cận từ khi học vỡ lòng.
6. Thời gian hoạt động ngoài trời quá ít
Không gian sống chật hẹp, phần lớn trẻ đều chỉ hoạt động trong phòng. Khi đó, trẻ sẽ quen dùng mắt để nhìn ở khoảng cách gần, trong khi tính thích ứng của mắt lại rất mạnh mẽ, nó sẽ tự điều tiết để thích ứng khoảng cách gần này.
Ngoài ra, nhiều trẻ được bảo bọc trong nhà nên càng có cơ hội tiếp xúc nhiều với tivi, máy vi tính v.v… Nếu người lớn không chú ý đến khoảng cách tầm nhìn, tư thế ngồi... sẽ rất dễ khiến mắt của trẻ bị mệt mỏi quá mức, dẫn đến cận thị.
7. Bố mẹ bị cận thị rất dễ di truyền sang con cái
Mức độ di truyền này liên quan mật thiết với mức độ cận thị của bố mẹ. Thông thường bố mẹ bị cận thị dưới 3 đi-ốp thì khả năng di truyền sang con cái rất nhỏ. Nếu bố mẹ bị cận thị từ 6 đi-ốp trở lên thì khả năng di truyền sang con cái là 100%.
8. Hoạt động vui chơi chỉ lấy game làm chính
Khi còn nhỏ, chúng ta thường chơi trò gì? Nhảy dây, lò co, bắn bi… đa phần đều là hoạt động vui chơi ngoài trời với không gian thoáng đãng, tự nhiên, tầm nhìn xa, gần được phân đều nhau. Ngày nay, các phụ huynh vì vấn đề an toàn, tiện lợi mà để trẻ chơi trong nhà. Cho dù tập trung nhiều trẻ cùng chơi thì cũng chỉ ở nhà một ai đó. Từ đó, tầm nhìn của trẻ bị bó hẹp và mắt phải gánh áp lực nặng hơn.
9. Trẻ xem TV quá gần
Nếu như ngày nào trẻ cũng xem TV nhiều hơn hai giờ đồng hồ với khoảng cách từ mắt tới TV nhỏ hơn 3m sẽ làm cho thị lực suy giảm rất nhiều. Trong điều kiện như vậy một số trẻ bị cận thị, một số khác thì không.
Một số cách phòng ngừa cận thị ở trẻ em :
- Đảm bảo cho con có ánh sáng tốt khi đọc sách hoặc học tập.
- Không để trẻ đọc sách, viết chữ, xem tivi 2 – 3 giờ liền.
- Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm gồm các chất protein và vitamin.
- Cho trẻ tăng cường tập thể dục, thể thao.
- Đi kiểm tra thị lực ít nhất mỗi năm một lần để đảm bảo sự phát triển thích hợp của thị giác.