Những biểu hiện của bệnh barrett thực quản?

( PHUNUTODAY ) - Bệnh barrett thực quản có nguy hiểm không và khi bị mắc bệnh thường sẽ có những biểu hiện cụ thể nào,.. luôn là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vậy, bạn đã biết gì về loại bệnh này?

Triệu chứng, biểu hiện của bệnh barrett thực quản

Đa phần những triệu chứng của barrett thực quản rất giống với trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh nhân hay thức giấc vào buổi tối bởi chứng ợ nóng là đặc trưng điển hình

Các triệu chứng thường gặp của bệnh barrett thực quản bao gồm:

Đau ngực

Khó nuốt

Ợ nóng, ợ chua

Buồn nôn, nôn

Viêm thanh quản

Một vài các triệu chứng do biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản

Khàn tiếng

Đau họng

Ho

Nôn ra máu

17.bieu-hien-cua-benh-barrett-thuc-quan-phunutoday.vn

Đặc biệt ở người mắc bệnh Barrett thực quản, không có sự song hành giữa tổn thương thực thể và các triệu chứng lâm sàng. Có rất nhiều trường hợp bệnh diễn biến một cách âm thầm cho tới tận khi xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như: loét, chảy máu, hẹp hay ung thư hóa.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh Barrett thực quản?

Nguyên nhân cụ thể của bệnh vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, khoảng 10% đến 15% bệnh nhân bị chứng trào ngược dạ dày thực quản có nguy cơ mắc bệnh này. Bệnh Barrett thực quản không di truyền và không lây truyền từ người sang người.

Hướng dẫn những cách điều trị bệnh barrett thực quản

Đặc điểm của Barrett thực quản là một biến đổi không hồi phục, vì vậy việc kiểm soát căn nguyên là điều quan trọng, chiến lược điều trị tốt nhất là phòng ngừa và kiểm soát bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản.

Ngoài việc dùng thuốc điều hòa tiết axit, giúp hàn gắn thương tổn, bệnh nhân cần thực hiện việc thay đổi lối sống như: Tăng cường luyện tập thể dục, giảm cân nặng nếu thừa, không hút thuốc và uống rượu, tránh thức ăn nhiều gia vị, sôcôla, các đồ ăn có phản ứng làm giảm áp lực co thắt thực quản dưới như bạc hà, mỡ, đồ chiên rán ...

Về thuốc, dùng các chất làm giảm các yếu tố có hại đồng thời tăng cường các yếu tố bảo vệ niêm mạc thực quản.

Nhóm thuốc kháng axit có tác dụng trung hòa axit của dịch dạ dày, giúp kiểm soát triệu chứng như Hydroxid nhôm, Hydroxid Magiê, nhóm thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc như Sucralfat gắn với Protein tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày - thực quản chống lại các tác nhân từ dạ dày. Lưu ý: Tránh dùng Antacid hoặc kháng Histamin H2 30 phút trước hoặc sau khi uống Sucralfat.

Nhóm thuốc điều hòa vận động có tác dụng làm tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới, tăng nhu động, nhanh chóng làm rỗng dạ dày, thuốc cơ bản trong nhóm này là Metoclopamide, Cisapride nên chỉ định dùng trong đợt ngắn ngày.

Nhóm thuốc ức chế tiết axit là kháng Histamine H2 và ức chế bơm Proton được cân nhắc sử dụng để điều trị các triệu chứng trào ngược. Nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc nhanh chóng cải thiện triệu chứng, giảm tình trạng viêm loét thực quản và do vậy làm giảm nguy cơ Barrett thực quản.

Các biện pháp điều trị chuyên sâu hơn, có thể được chỉ định như điều trị đốt nhiệt loại bỏ phần niêm mạc bị biến đổi, sau đó dùng các thuốc kiểm soát trào ngược giúp thúc đẩy sự tái tạo niêm mạc, cắt bỏ niêm mạc qua nội soi; phẫu thuật cắt bỏ một phần thực quản.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link