Những cách sử dụng gừng tốt nhất mà bạn không thể bỏ lỡ

08:16, Chủ nhật 18/04/2021

( PHUNUTODAY ) - Theo y học cổ truyền, gừng tươi có vị cay, tính hơi ấm, có tác dụng chống lạnh, tiêu đàm, chặn nôn, giúp tiêu hóa. Gừng khô vị cay nóng, tính hàn. Có rất nhiều bài thuốc dân gian từ gừng mà bạn hoàn toàn có thể vận dụng:

Một số công dụng của gừng

Làm ấm tim, mạnh phổi, tráng dương, có thể giúp "hâm nóng" cho các cặp vợ chồng lớn tuổi. Món ốc hương hấp chấm nước mắm gừng là một ví dụ.

Người bị say tàu xe trước khi lên tàu, nếu ăn một củ gừng tươi bằng ngón tay cái, sẽ ngăn được nôn mửa. Y học cổ truyền thì cho rằng, chỉ cần dùng vài lát gừng tươi buộc vào cổ tay, chỗ lằn xếp sát gốc phía lòng bàn tay cũng ngăn được chứng bệnh khó chịu này. Đó là do gừng có thể làm êm dịu dạ dày. Đặc tính này của gừng cũng được các nhà khoa học Anh khẳng định qua cuộc thí nghiệm trên 60 phụ nữ. Trước cuộc phẫu thuật, họ được cho uống bột gừng và kết quả là họ đã không bị đau dạ dày trong khi giải phẫu.

gung1-1581325863060147035430

Những cách sử dụng gừng sai gây nguy hiểm cho sức khỏe

Chữa viêm nhiễm đường hô hấp trên (kể cả viêm họng): Dùng gừng tươi và củ cải trắng (hai phần bằng nhau), giã nát với ít muối để ngậm hoặc vắt lấy nước nhỏ mũi ngày 3 lần. Có thể cho người bị cảm mạo, ho hen, viêm họng... ăn một bát cháo nóng nấu với gừng hoặc ly trà gừng nóng.

Với người bị trúng gió nặng đến mức á khẩu: phương pháp cấp cứu hữu hiệu là cạy miệng nạn nhân, đổ nước gừng tươi vào. Gừng cũng được dùng để đánh gió. Do không làm trầy x­ước da mà lại có tính sát trùng da và làm ấm, kích thích các đầu dây thần kinh giao cảm, việc đánh gió bằng gừng giúp người bệnh gia tăng sức đề kháng, mau hết bệnh.

Bong gân, bầm, sưng đau do ngã: Lấy gừng tươi giã nát với ít muối bó vào chỗ đau, để qua đêm sẽ khỏi. Dùng gừng tươi giã nát ngâm với rượu để xoa bóp có thể làm giảm cơn đau nhức các loại.Việc ướp gừng trong 30 phút trước khi kho thịt, cá (nhất là cá biển như các ngừ, cá nục) không chỉ làm tăng mùi thơm mà còn giúp giải độc, triệt tiêu tính gây dị ứng của cá, thịt nữa. Đó là do trong gừng có một enzym phân giải protein.

Khả năng miễn dịch: Gừng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp bạn chống lại cảm lạnh, cảm cúm cũng như những căn bệnh khác. Chỉ cần một củ gừng mỗi ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa đột quỵ và đau tim vì chúng giúp ức chế chất béo tích tụ thường gây tắc nghẽn động mạch. Bạn có thể uống trà gừng hoặc sử dụng gừng như một loại gia vị trong các món ăn vài lần mỗi tuần. Như vậy là bạn đã có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc các căn bệnh nghiêm trọng.

Một số bài thuốc từ gừng:

1. Gừng tươi băm nhuyễn, đường đen. Mỗi thứ vừa đủ, hãm với nước sôi để uống, phòng trị cảm mạo, phong hàn.

2. Gừng tươi vừa đủ (cắt lát), đại táo 10 quả, sắc uống. Trị co thắt ống tiêu hóa do lạnh.

3. Gừng tươi 15g (cắt lát), thêm mật ong 40ml sắc uống. Trị ho có đàm loãng do lạnh.

4. Gừng tươi 10g (cắt lát), đương quy 60g, thịt dê 100g, nấu canh. Trị sản hậu suy nhược, đau bụng râm râm.

5. Gừng tươi cắt lát đặt ngay rốn, thêm ngải cứu ở trên đốt hơ 5 phút. Trị đau dạ dày,ruột, đau bụng tiêu chảy do lạnh.

6. Gừng tươi vừa đủ, băm nhuyễn trộn với bột mì dạng hồ, thêm rượu trắng để chế biến. Dùng đắp tại chỗ, trị đau chấn thương, té ngã.

7. Gừng tươi 1 lát, đặt và cắn ngay tại răng đau, giây lát sẽ giảm đau.

8. Hàng ngày ngậm gừng tươi lát 5g, hay bột gừng phơi khô 1,5g, dùng trong 3 tháng. Cơn đau và hoạt động của khớp được cải thiện thấy rõ. Giúp giảm tình trạng khớp sưng đau, kéo căng. Có thể dùng nước gừng tươi thoa tại chỗ, phòng trị đau khớp do phong thấp.

9. Gừng tươi rửa sạch cắt lát, ngâm trong giấm một ngày đêm. Khi dùng, lấy gừng tươi lát vừa đủ thêm đường thẻ, nước sôi hãm, dùng thay trà, trị đau dạ dày do lạnh.

10. Vỏ gừng tươi, vỏ bí đao, vỏ rễ cây dâu mỗi thứ vừa đủ, sắc uống. Trị thủy thũng, bế niệu.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Mộc