Những đại dịch bệnh khủng khiếp, đáng sợ nhất trên thế giới

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Theo ghi nhận thì từ đầu vụ dịch năm 2014 đến ngày 1/8/2014 dịch bệnh Ebola đã ghi nhận 1603 trường hợp mắc bao gồm 887 trường hợp t.ử v.ong

Đại dịch Ebola

Đại dịch, dịch bệnh, ebola, đại dịch ebola, bệnh SARS, HIV/AIDS, sốt Rickettsia, dịch bệnh lao, bệnh dịch tả, vi khuẩn, virut, mầm bệnh, gây bệnh, chữa bệnh, trị bệnh,
Chúng ta đang phải đối mặt dịch bệnh Ebola với 90% bệnh nhân có thể tử vong.

Hiện nay trên thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều loại dịch bệnh nhất trong thời điểm này chúng ta đang phải đối mặt dịch bệnh Ebola với 90% bệnh nhân có thể tử vong.

Theo ghi nhận thì từ đầu vụ dịch năm 2014 đến ngày 1/8/2014 dịch bệnh Ebola đã ghi nhận 1603 trường hợp mắc bao gồm 887 trường hợp tử vong tại 04 nước Guinea (485/358),  Liberia (468/255), Nigeria (4/1), and Sierra Leone (646/273). 

Từ ngày 31/7 tới 1/8/2014, tại 4 nước (Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Leone) đã ghi nhận thêm 163 trường hợp mắc mới bao gồm 61 trường hợp tử vong cụ thể tại: Guinea (13/12),  Liberia (77/28), Nigeria (1/0), và Sierra Leone (72/21).

Bệnh SARS

SARS là chữ viết tắt của Hội chứng hô hấp cấp nặng, được gây ra bởi coronavirus SARS. Lần đầu tiên virus này nhiễm vào cơ thể người là vào cuối năm 2002 ở Trung Quốc. Trong vòng vài tuần, nó lây lan sang 37 quốc gia thông qua đường du lịch hàng không. Virus SARS đã lây nhiễm sang khoảng 8.000 người trên toàn thế giới, trong đó khoảng 800 người tử vong.

Hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm coronavirus SARS đều phát triển bệnh viêm phổi. Virus lây lan qua sự tiếp xúc giữa người bị bệnh với người không bị bệnh. Việc truyền nhiễm được cho là qua chất dịch của bệnh nhân (đờm, nước mũi, nước bọt...) từ việc người bệnh ho hoặc hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây lan khi chạm vào những vật dính chất dịch đó. SARS cũng có thể lây lan rộng hơn trong không khí.

HIV/AIDS

Đại dịch, dịch bệnh, ebola, đại dịch ebola, bệnh SARS, HIV/AIDS, sốt Rickettsia, dịch bệnh lao, bệnh dịch tả, vi khuẩn, virut, mầm bệnh, gây bệnh, chữa bệnh, trị bệnh,
HIV là từ viết tắt của loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.

HIV là từ viết tắt của loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Khi vào cơ thể người, loại virus này tấn công và phá vỡ hệ thống miễn dịch, dẫn đến tình trạng gọi là AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải). Nếu không có một hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, những người bị AIDS còn dễ bị mắc phải những tổn thương khác, thường gây ra nhiễm trùng, dẫn đến tử vong.

Virus lây lan qua máu, tinh dịch và chất dịch cơ thể khác. Hầu hết những người nhiễm virus HIV đều qua quan hệ tình dục hoặc chia sẻ thuốc tiêm với người bị nhiễm.

Kể từ khi xuất hiện vào những năm 1980, HIV đã lây nhiễm sang 60 triệu người và khiến khoảng 30 triệu người tử vong.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng Bệnh (CDC), tại Hoa Kỳ, có khoảng 50 nghìn người bị nhiễm HIV mỗi năm. Vào cuối năm 2009, 1,1 triệu người sống chung với HIV. Ước tính có khoảng 18% những người bị bệnh này không biết họ bị nhiễm. Trên toàn thế giới, năm 2010, có khoảng 1,8 triệu trường hợp tử vong; năm 2011, có thêm khoảng 2,5 triệu trường hợp nhiễm HIV.

Bệnh dịch tả

Đại dịch tả 1817 ngay từ thời cổ đại, Ấn Độ đã phải đương đầu với sự nguy hiểm của dịch tả. Căn bệnh này xuất hiện tại châu Á vào khoảng 600 năm trước Công nguyên và lần đầu tiên được giới y học ghi nhận vào năm 1563 tại Ấn Độ. Đại dịch trên xuất hiện từ các tuyến đường thương mại cả đường bộ lẫn đường thủy đến Nga năm 1817.

Sau đó, nó lan sang các khu vực còn lại của châu Âu và từ châu Âu bùng phát, lan sang Bắc Mỹ. Tổng cộng đã có khoảng 7 trận đại dịch tả xảy ra trong vòng 200 năm lấy đi mạng sống của hàng triệu người.

Dịch bệnh lao

Bệnh lao do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Bệnh này được coi là “kẻ giết người” đứng thứ hai chỉ sau HIV/AIDS.

Trong hai thập kỷ qua, tỷ lệ tử vong do nhiễm lao đã giảm gần một nửa. Vào năm 2012, 8,6 triệu người bị nhiễm bệnh lao trong đó 1,3 triệu người chết. Hơn 95% các ca tử vong xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Đại dịch Antonine thời La Mã cổ đại (165 – 180)

Đại dịch Antonine lây lan với quy mô lớn ở thời cổ đại. Cho tới nay, con người vẫn chưa thể xác định nguyên nhân gây bệnh của đợt bệnh dịch này một cách chính xác, mà chỉ hoài nghi vius đậu mùa hoặc bệnh sởi do quân lính mang về Đế quốc La Mã từ các chiến dịch ở vùng Cận Đông. Hai hoàng đế La Mã chết vì dịch. Họ là Lucius Verus (mất năm 169), và người cùng cai trị với ông, Marcus Aurelius Antoninus (cầm quyền đến năm 180). Người ta gọi tên đại dịch theo họ của hoàng đế Marcus Antoninus. Theo Dio Cassius, một sử gia La Mã, 9 năm sau, dịch bùng phát lần nữa và gây ra 2.000 cái chết mỗi ngày ở thành Rome, tức 1/4 tổng số người nhiễm bệnh. Con số người thiệt mạng lên tới 5 triệu. Ở nhiều nơi, bệnh dịch tiêu diệt 1/3 dân số. Quân đội La Mã mất 1/10 số binh sĩ trong dịch. Đại dịch Antonine ảnh hưởng lớn về mặt xã hội và chính trị của Đế chế La Mã, đặc biệt trong văn chương và nghệ thuật. 

Sốt Rickettsia

Đại dịch, dịch bệnh, ebola, đại dịch ebola, bệnh SARS, HIV/AIDS, sốt Rickettsia, dịch bệnh lao, bệnh dịch tả, vi khuẩn, virut, mầm bệnh, gây bệnh, chữa bệnh, trị bệnh,
Trận đại dịch kinh hoàng hơn bất cứ căn bệnh truyền nhiễm nào từng được biết đến.

Vi khuẩn và ký sinh trùng, đó là những gì bạn sẽ phải đối mặt, và một trong số đó, loài vi khuẩn mang tên Rickettsia prowazekii đã tạo nên một trận đại dịch kinh hoàng hơn bất cứ căn bệnh truyền nhiễm nào từng được biết đến: Sốt Rickettsia.

Căn bệnh nay đã xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước, với số lượng các trận dịch đã lên tới 4 chữ số. Sự xuất hiện rất phổ biến của nó trong các doanh trại quân đội đã khiến nó có một số cái tên khác như “Sốt doanh trại”, hay “Sốt chiến tranh”. Trong suốt thời kỳ chiến tranh Châu Âu (1618-1648), căn bệnh này cùng với nạn đói và bệnh dịch hạch đã cướp đi sinh mạng của khoảng 10 triệu người. Và trong nhiều trường hợp, sự bùng phát của dịch bệnh thậm chí còn quyết định cục diện của cả một cuộc chiến.
 
Các triệu chứng của bệnh thường bao gồm nhức đầu, chán ăn, khó chịu và sốt. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ nhanh chóng đi vào máu để tạo ra một bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết, sau đó sẽ là viêm phổi, suy hô hấp, suy thận, suy gan, hôn mê và cuối cùng là tử vong.

Nhiều nước phát triển đã tuyên bố thanh toán xong căn bệnh này, tuy nhiên, những trận dịch đôi khi vẫn bùng phát ở một vài bộ phận của Nam Mỹ, châu Phi và châu Á.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link