Những hành động mà cha mẹ thường làm này sẽ khiến con ngày càng kém thông minh đi

20:00, Thứ năm 13/07/2017

( PHUNUTODAY ) - Trong cuộc sống, những hành vi, lời nói vô ý của cha mẹ là một trong những lý do khiến trẻ trở nên "càng ngày càng dốt" hơn.

Bố mẹ nào cũng yêu thương con mình nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết cách dạy con để con thấy mình được tôn trọng, được chia sẻ. Trong nhiều trường hợp, chỉ vì một câu mắng của bố mẹ có thể làm tổn thương tâm lý của con, kéo theo những hậu quả đáng tiếc.

thoi-quen-cua-cha-me-khien-con-kem-thong-minh-300x220@2x

Truyền dạy kiến thức quá sớm, bỏ qua sự cảm thụ riêng của trẻ

Một số cha mẹ vì muốn con không thua kém bạn bè ngay từ khi còn nhỏ nên thường có thói quen dạy con trước tuổi. Nhiều người còn viện dẫn lý do không muốn con tự mãn nên thường đặt ra những mục tiêu cao hơn khả năng của chúng.

Tuy nhiên, trẻ con không có khả năng tự đứng dậy sau thất bại như người lớn, vì vậy, sau mỗi thất bại, trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ, thất vọng và càng ngày càng tự ti về bản thân. Nếu một đứa trẻ ít khi có được cảm giác chiến thắng thì dần dần, chúng sẽ biến thành đứa trẻ nhút nhát, luôn lo lắng và thấy mình ngu dốt.

Thiếu sự tinh tế đối với con

Có nhiều lý do khiến các bố mẹ đối xử với con bằng sự thiếu tinh tế. Có thể khi còn nhỏ, chính họ đã bị bố mẹ của mình áp đặt theo kiểu "yêu cho roi cho vọt" hay "bố mẹ sinh ra con thì bố mẹ có quyền với con".

Vì thế, theo bản năng, bố, mẹ lại tái diễn cách dạy con này với chính những đứa con của mình. Cũng có bố, mẹ gặp quá nhiều áp lực trong gia đình, công việc hàng ngày nên sinh ra nóng nảy, bực dọc, hễ về đến nhà là trút hết mọi giận dữ lên con theo kiểu "giận cá chém thớt".

Trường hợp khác, bố, mẹ vốn là người tài giỏi và cầu toàn nên khi thấy con thể hiện không như mong đợi thì cảm thấy khó chịu, rồi hay mắng nhiếc con. Những cách "yêu thương" con thiếu tinh tế như thế này khiến các con bị tổn thương.

Cha mẹ không có thói quen học tập, đọc sách

Có cha mẹ nói, việc cha mẹ thích xem ti vi thì có liên quan gì đến con cái? Nhưng kỳ thực, mọi ngôn hàng cử chỉ và cảnh giới suy nghĩ của cha mẹ sẽ trực tiếp quyết định năng lực của trẻ. Đối với một đứa trẻ thì cha mẹ có tầm ảnh hưởng rất to lớn.

Nếu cha mẹ không thích đọc sách, không thích học tập thì thật khó để bồi dưỡng cho con những thói quen này, trẻ cũng khó có hứng thú với việc học tập giống như cha mẹ.

Thường xuyên suy nghĩ là cách tốt để rèn luyện đại não phát triển. Người thường xuyên để não không hoạt động thì não nhanh bị suy yếu, người thông minh cũng sẽ dần trở thành trì độn.

Nếu bố mẹ không học tập, không đọc sách sẽ không thể tạo ra một môi trường tốt để thúc đẩy những điều này ở trẻ và trẻ cũng sẽ không thích học, không thích đọc, chỉ thích xem tivi, chơi điện thoại, lướt facebook… như bố mẹ.

Mỗi bữa ăn đều cho trẻ ăn quá no

Với tâm lý luôn sợ con đói hoặc lo con ăn ít không lớn được, câu cửa miệng của nhiều bậc cha mẹ luôn là "Ăn thêm đi con, ăn nhiều vào hay sao con ăn có tí thế…".

Nhưng các nghiên cứu đã chứng minh rằng, tế bào não sẽ sớm suy yếu, trí lực giảm sút, càng ngày càng kém linh hoạt, thông minh nếu như chúng ta thường xuyên ăn quá no. Chính vì vậy, ăn quá no chưa hẳn là tốt. Cha mẹ nên cho con đầy đủ chất dinh dưỡng là tốt nhất nhưng không nên ép trẻ ăn thêm khi trẻ đã muốn dừng lại.

-ep-an-la-cach-de-nhat-me-khien-con-kem-thong-minh-cham-chap-

Bố mẹ hay thức khuya

Rất nhiều bậc cha mẹ thường xuyên cho con thức khuya cùng mình mà không hề biết rằng việc trẻ không ngủ đủ giấc sẽ khiến khả năng miễn dịch của trẻ bị suy giảm, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ngoài ra các vấn đề như nội tiết mất cân bằng, chuyển hóa chất trong thân thể bị rối loạn, béo phì… cũng xuất hiện.

Theo các nhà tâm lý, việc cha mẹ mải xem ti vi, xem điện thoại, khiến con không có một giấc ngủ đầy đủ là hành vi không có trách nhiệm và thất trách nghiêm trọng.

Hay quát mắng và đánh con

Khi trẻ mắc phải một lỗi lầm nào đó, nhiều cha mẹ thường giải quyết vấn đề bằng cách quát mắng trẻ hoặc thậm chí là đánh trẻ. Khi đó, trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi và lựa chọn im lặng vì yếu thế hơn cả về ngôn ngữ và quyền lực.

Dần dần, chúng sẽ trở nên khép kín, hướng nội, không muốn tâm sự chia sẻ cùng ai, có thể rối loạn hành vi và ngôn ngữ, các vấn đề về thần kinh cũng xuất hiện. Việc cha mẹ la mắng, đánh đập trẻ về cơ bản không thể giải quyết các vấn đề một cách triệt để mà nó sẽ chỉ gây ra nhiều tổn thương cho cơ thể và tâm trí của trẻ.

Kỳ vọng vào con quá nhiều 

Mong muốn con sẽ thành nhà khoa học, kỹ sư, bác sĩ... là chính đáng nhưng lại có thể trở thành áp lực cho các con. Có thể đứa trẻ không yêu thích, hứng thú gì với môn toán nhưng bố mẹ lại kỳ vọng chúng trở thành nhà toán học hoặc có đứa trẻ chẳng có năng khiếu, đam mê gì với đàn hát nhưng bố mẹ chúng lại mong muốn chúng trở thành nghệ sĩ.

Còn đứa trẻ không dám nói với bố mẹ về điều này mà cứ âm thầm chịu đựng. Cuối cùng, việc học tập không có kết quả tốt mà cả bố mẹ và con cái đều luôn ở trong trạng thái căng thẳng. 

Cấm trẻ không được khóc

Khi trẻ khóc, cha mẹ khó chịu, phẫn nộ nên sẽ theo bản năng là đe dọa, bắt trẻ ngừng ngay lại, đặc biệt là ở chỗ đông người. Bởi vì cha mẹ cho rằng, khi trẻ không khóc nữa thì phiền toái sẽ qua đi và vấn đề sẽ được giải quyết. Nhưng, khóc cũng là một liệu pháp giúp hồi phục sức khỏe và tinh thần của con người.

8-sai-lam-cua-cha-me-khien-con-kem-thong-minh

Đem con ra so sánh

Nhiều cha mẹ có thể vô tình hoặc cũng có thể cố ý ở trước mặt trẻ và người ngoài nói những câu như: "Con nhà em học dốt lắm", "Cháu học kém lại lười học lắm", "Cháu không được thông minh như con nhà chị!"…

Thậm chí có những bậc cha mẹ có con học giỏi, chăm ngoan nhưng vì "khiêm tốn" trước mặt người thân bạn bè cũng thường nói những lời chê bai trẻ như: "Cháu học cũng bình thường", "Cháu cũng còn lười học lắm"… Kỳ thực, những câu nói này có tác động tiêu cực rất mạnh đến tâm lý và sức khỏe của trẻ.

Những câu nói cửa miệng này khiến những đứa trẻ tự ti, bất cần, thậm chí còn tỏ thái độ đố kỵ vì luôn bị so sánh với người khác, trái ngược với mục đích "khích tướng" của bố mẹ để con cố gắng bằng bạn bằng bè.

Bởi thực tế, không phải đứa trẻ nào cũng hiểu được ý nghĩa thực sự trong hành động của bố mẹ. Bản thân chúng chỉ cảm thấy rằng, vì chúng không tài giỏi, thông minh bằng những đứa trẻ khác nên bố mẹ không còn yêu chúng nữa và chúng tin rằng, dù cố gắng nhiều hơn nữa thì cũng không thể bằng được những đứa trẻ khác.

Hàng ngày, cha mẹ nên bồi dưỡng cho trẻ những thói quen tốt như thói quen tự giác học tập, thói quen sinh hoạt, xây dựng cho trẻ một hoàn cảnh sống tích cực, khỏe mạnh, chính diện, hướng về phía trước. Đây cũng là cách cha mẹ chuẩn bị tốt các điều kiện để trẻ trở thành một người thông minh, trí tuệ. Đó không phải một việc khó khăn, chỉ cần cha mẹ để tâm thì hoàn toàn có thể làm được.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Vũ Hồng Loan