Những món ăn mang lại may mắn vào dịp Tết Đoan Ngọ

11:23, Chủ nhật 19/05/2024

( PHUNUTODAY ) - Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch hàng năm là dịp cúng lễ mong mùa màng bội thu, diệt trừ sâu bọ tà ma quấy phá.

Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Đoan có nghĩa là bắt đầu, Ngọ là chỉ giờ Ngọ khoảng 11-13 giờ. Đây là thời điểm bắt đầu những ngày nắng nóng nhất trong năm. Theo truyền thuyết 5/5 là ngày kết thúc mùa màng nhưng năm đó sâu bọ hoành hành. Một ông lão tên Đôi Truân xuất hiện đã mách cho nông dân cách trừ sâu bọ bằng việc lập đàn cúng gồm bánh tro, cơm rượu, trái cây... rồi ra sân vận động. Sau đó sâu bọ chết như ngả rạ. Từ đó có tục cúng tết Đoan Ngọ 5/5. Mỗi địa phương có một thói quen dùng món ăn khác nhau nhưng phổ biến là những hoa quả chua, chát và một số món ăn có tinh thanh nhiệt.

Những món ăn đặc trưng tết Đoan Ngọ

Những món ăn đặc trưng tết Đoan Ngọ

Theo đó các món ăn trong dịp Đoan Ngọ có tính trừ tà ma, sâu bọ, thanh nhiệt để mang lại sức khỏe và diệt trừ sâu bọ ký sinh trùng. Vì thế tết Đoan Ngọ còn có tên gọi tết giết sâu bọ. Đoan Ngọ là lúc thời tiết rất nóng nực nên con người dễ bị bệnh nên rất cần cẩn trọng bảo vệ sức khỏe và cẩn trọng trong các món ăn.

Các món ăn dịp tết Đoan Ngọ thường gặp là:

Thịt vịt: Một số địa phương thường ăn thịt vịt dịp này. Thịt vịt bổ dưỡng và có tính mát nên được xem là món ăn mát giúp quân bình lại thời tiết nóng nực dịp hè. Dịp Tết Đoan Ngọ là lúc mà thời tiết nóng nực khiến người ta dễ ốm đau mệt mỏi, ho, sốt. Món ăn từ thịt vịt có thể giúp khắc phục tình trạng này, mang lại sức khỏe cho gia đình. Trong tiếng Hán thịt vịt đồng âm với áp nên còn mang ý nghĩa trấn áp tà ma, mang lại bình an. Nhiều người Trung Quóc giữ thói quen tặng nhau trứng vịt, ăn trứng vịt muối dịp Đoan Ngọ cầu mong may mắn tốt lành. 

Thịt vịt hay bị kiêng đầu tháng nhưng dịp Đoan Ngọ chúng lại được xem là may

Thịt vịt hay bị kiêng đầu tháng nhưng dịp Đoan Ngọ chúng lại được xem là may

Cơm rượu: Cơm rượu là món ăn phổ biến nhất Việt Nam trong dịp Đoan Ngọ và hầu từ từ Bắc tới Nam đều có phong tục này. Cơm rượu giúp giải khát thanh nhiệt và là món ăn được cho là có công dụng diệt ký sinh trùng sâu bọ mang lại sức khỏe, may mắn. Do đó dịp này nhà nào cũng cúng cơm rượu và thưởng thức cơm rượu. Có thể làm cơm rượu nếp cái hoặc nếp cẩm.

Hoa quả nhiệt đới: Hoa quả cũng là những món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Đoan Ngọ, đặc biệt trái cây có tính chua chát ngọt như mận, vải, mít, dưa, xoài... Những trái cây giúp tăng cường năng lượng chống lại nắng nóng mùa hè, giúp thải độc.

Bánh trôi nước, bánh gio: Trong truyền thống của người Việt, bánh tro bánh trôi nước thường xuất hiện dịp Đoan Ngọ. Những món ăn này mang tính chất cầu may và thanh nhiệt trừ tà. Bánh trôi nước ngọt giúp khử độc, bánh tro lọc từ nước tro và vôi giúp thanh mát và trừ ký sinh trùng.

Ngoài ra tùy theo vùng miền có những món ăn phổ biến đặc trưng khác như chè hạt kê, bánh ú...

Dịp Tết Đoan Ngọ là lúc âm khí mạnh nên bạn cần chú trong các công việc, tránh làm việc nắng nóng giữa trưa, tránh chải tóc soi gương lúc đêm, tránh phơi quần áo ngoài trời ban đêm, tránh đi đêm... để bảo vệ sức khỏe và tránh ma quỷ.

*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: An Nhiên