Trẻ dưới 3 tuổi
Cà tím có vỏ dai, cứng. Còn trẻ dưới 3 tuổi có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh ăn cà tím cả vỏ với lượng lớn sẽ bị khó tiêu, đâu bụng.
Người có chức năng tiêu hóa kém
Người có chức năng tiêu hóa kém ăn cà tím tuy không gây ra đau bụng, khó tiêu như đối với trẻ nhỏ nhưng họ vẫn có thể cảm thấy khó chịu vì sau khi ăn cà tím bởi lớp vỏ rất dai và cứng.
Nhóm người này nên gọt bỏ vỏ cà tím trước khi ăn để tránh làm tăng gánh nặng lên dạ dày.
Người bị bệnh hen suyễn
Cà tím cung cấp lượng calo thấp nên người cao tuổi và người béo phì có thể ăn. Tuy nhiên, những người bị hen suyễn nên tránh loại thực phẩm này.
Người bị bệnh dạ dày
Cà tím tính hàn, ăn nhiều có thể làm dạ dày bị khó chịu, gây ra tiêu chảy. Do đó, người bị bệnh dạ dày nên hạn chế ăn loại quả này.
Người hay bị dị ứng
Theo các nhà khoa học Ấn Độ, cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và có thể bộc phát ở một số người mẫm cảm, gây ra hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn. Nguyên nhân là do cà tím chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như histamin hàm lượng cao. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng. Tác dụng phụ này sẽ được ngăn chặn nếu bạn nấu chín cà tím trước khi ăn.
Người thiếu máu, thiếu sắt
Vỏ cà tím chứa anthocyanin. Chất này sẽ "bắt giữ" các ion sắt có trong các thực phẩm khác và trong cơ thể, làm cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể. Bên cạnh đó, nó cũng làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ các ion kẽm và đồng. Những người bị thiếu máu, thiếu sắt phải kiểm soát lượng anthocyanin. Do đó, những người này nên tránh ăn cà tím và bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan động vật.