Lợi ích đối với sức khoẻ
Sò huyết rất giàu selenium, một chất chống oxy hóa. Nó cũng rất giàu kali, giúp bài tiết natri và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến thói quen sống hằng ngày; sắt và vitamin B, có lợi trong việc ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
Loại thực phẩm này cũng chứa nhiều taurine, hỗ trợ giải độc gan và tốt cho việc giảm cholesterol trong máu. Giống như các loại sò khác, nó rất giàu axit amin thiết yếu và rất hữu ích cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em và thanh thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển.
Sò huyết còn là thực phẩm giàu protein, ít calo, ít chất béo có lợi cho những ai thích một chế độ ăn uống lành mạnh hoặc muốn kiểm soát cân nặng của mình.
Những ai không nên ăn sò huyết?
Mặc dù, sò huyết là loại hải sản giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đồng thời có nhiều công dụng điều trị các chứng bệnh thông thường, nhưng thực tế cho thấy không phải ai cũng sử dụng được sò huyết, vì nếu sử dụng không đúng đối tượng và sai cách sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Sò huyết là loại hải sản sống trong môi trường bùn nước, nên khả năng nhiễm các loại vi khuẩn, vi rus gây ra các chứng bệnh như viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ, nhiễm giun hãy E.coli là điều không thể nào tránh khỏi. Chính vì thế, những đối tượng có cơ địa dễ dị ứng cùng với hệ tiêu hóa kém không nên sử dụng sò huyết nếu không có thể dẫn đến ngộ độc, nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Sò huyết là loại có mức độ retinol rất cao, và đây là chất có liên quan đến dị tật bẩm sinh trong cơ thể. Vì thế, những người phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không nên ăn sò huyết, để tránh nguy hiểm cho bản thân và thai nhi về sau.
Cũng giống như những phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ cũng là đối tượng không được khuyến khích sử dụng sò huyết. Bởi đối với trẻ nhỏ hệ tiêu hóa của chúng còn non yếu chưa có sự phát triển hoàn thiện, nếu ăn phải sò huyết chưa qua chế biến kỹ càng sẽ rất dễ dẫn đến ngộ độc.
Lưu ý cần biết khi ăn sò huyết:
- Các loại sò sống trong bùn và nước, chắc chắn sẽ mang nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng và có thể bị ô nhiễm kim loại nặng cũng như các chất thải độc hại nếu nuôi ở vùng nước ô nhiễm. Nấu sò không kỹ, các vi khuẩn như tả, e.coli, giun... có thể còn sống, gây nhiễm trùng tiêu hoá, ngộ độc, dị ứng... cho người ăn.
- Chưa kể, do sống trong môi trường nước ô nhiễm thì một số loại sò huyết còn bị nhiễm kim loại nặng và các loại chất thải có trong nước.
- Trong sò chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Sò huyết mang trong mình vi khuẩn viêm gan và thương hàn. Mặc dù chúng ta luộc sò huyết và cho sôi nhanh song vẫn không ngăn được những mầm bệnh chết người có trong sò huyết, bao gồm cả bệnh lị.
- Mức độ retinol quá cao còn liên quan đến dị tật bẩm sinh nên không khuyến khích phụ nữ có thai ăn món này.
- Do tất cả những nguy cơ đã nói ở trên, cần rất thận trọng khi cho trẻ ăn sò huyết vì nếu loại thực phẩm này không được nấu chín thì sẽ gây ngộ độc cho trẻ. Cần đảm bảo rằng sò huyết đã được nấu chín kỹ trước khi cho trẻ ăn. Và nếu chúng có quá dai khiến trẻ không ăn được thì đừng vội vàng bắt trẻ ăn mà hãy đợi chúng lớn hơn chút nữa.