Những người tuyệt đối không nên ăn dứa, tránh "rước họa" vào người

08:27, Thứ năm 11/04/2019

( PHUNUTODAY ) - Những trường hợp dưới đây tuyệt đối không nên ăn dứa vì dễ "rước họa" vào người.

Dứa đang vào mùa và giá thành rất rẻ, chỉ vài ba nghìn một quả nên nhiều người tìm mua. Quả dứa thơm ngọt, là loại trái cây giải khát và có nhiều công dụng chữa bệnh.

Tuy nhiên, lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội cho biết, một số người đang mắc những bệnh cần phải kiêng dứa nhưng vẫn ăn, đó là sai lầm cực kỳ nguy hiểm.

Vậy người nào không nên ăn dứa?

Người hay bị ngộ độc

Quả dứa thường có ký sinh trùng ở các khe lỗ nên những người thường xuyên bị ngộ độc không nên ăn.

Đối với người bình thường, khi ăn dứa phải gọt thật kỹ các mắt, các khe, tránh ăn phải chất độc do ký sinh trùng gây ra.

Người đau dạ dày

1525918892-685-nhung-nguoi-khong-nen-an-nhieu-dua-de-tranh-mang-hai-vao-than-qu----d---a-1525918529-width640height458

Người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày.

Người bị viêm loét đường tiêu hóa

Dứa chứa nhiều axit nên những người viêm loét đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa không nên ăn.

Người hen phế quản, viêm mũi họng, có bệnh chảy máu

Quả dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có tiền sử viêm mũi họng viêm thanh quản hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn...

Ngoài ra, những người bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam sốt xuất huyết vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) cũng không nên ăn dứa.

Người thừa cân béo phì

Dứa có hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì.

Người đái tháo đường

Người bị đái tháo đường không nên ăn nhiều dứa vì hàm lượng đường trong dứa khá cao. Ăn dứa như thế nào là phù hợp thì cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Người hay bị dị ứng, nổi mề đay

Những người hay bị dị ứng không nên ăn dứa, vì trong dứa có một loại enzym gây đau bụng, nổi mề đay, mẩn ngứa.

Người có tiền sử bị “say dứa”

Khi ăn dứa, chúng ta cần chú ý đề phòng một căn bệnh rất thường gặp trong mùa dứa chín đó là ngộ độc dứa. Nguyên nhân gây ra dị ứng, ngộ độc dứa là do một loại nấm độc Candida tropicalis thường gặp trên mặt đất ẩm. Loại nấm này phát triển mạnh về mùa hè trùng với mùa dứa chín.

Cụ thể là, sau khi ăn dứa xong khoảng từ 30 phút đến 1 giờ, người bệnh thấy mệt mỏi, khó chịu, ngứa dữ dội khắp người và gãi đến sướt da chảy máu vẫn không đỡ. Ngay sau đó bệnh nhân cảm thấy nóng bừng và nổi mẩn khắp người.

Đối với những người đã bị say dứa một lần rồi càng phải thận trọng khi ăn dứa, tốt nhất là nên ăn ít để thăm dò dần dần đề phòng cơ thể "không chịu" loại thức ăn này.

Phụ nữ mang thai thời kỳ đầu

Trong quả dứa có chứa chất làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung. Vì thế, phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu ăn dứa rất dễ có nguy cơ bị sẩy thai.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai ăn dứa cũng dễ bị tiêu chảy, nhiễm độc do có ký sinh trùng tiêm vào quả dứa.

Cách xử lý tại nhà khi bị dị ứng, ngộ độc dứa

Nếu bạn bị dị ứng, ngộ độc nhẹ, có thể xử lý tại nhà bằng cách gây nôn cho người bệnh. Dùng tay ngoáy họng cho nôn ra hết chất độc vừa ăn phải.

Sau đó cho người bệnh uống siro ipeca với liều lượng người lớn từ 15-30 ml, trẻ em từ 1-12 tuổi 5ml.

Cần cho uống than hoạt tính để giải trừ hết chất độc của dứa còn sót lại trong cơ thể: Lấy 20 gam pha trong 200 ml nước uống 1 lần. Uống nhắc lại sau 2 giờ với liều lượng 100g ở người lớn, 25-30g ở trẻ em.

Trong trường hợp bị khó thở, suy hô hấp… cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại cơ sở y tế.

Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ truyền dịch cho nạn nhân tùy theo tình trạng mất nước do nôn mửa và tiêu chảy, nhưng cần lưu ý trụy mạch còn do sốc dị ứng, có khi không mất nước mà vẫn trụy mạch. Nếu cần, theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương mà truyền dịch.

Sau khi gọt vỏ dứa xong hãy cắt thành từng miếng rồi cho vào nước muối nhạt ngâm trong khoảng 10 phút, men phân giải protein sẽ bị ức chế trong nước muối. Ngâm như vậy cũng sẽ không bị rát lưỡi khi ăn dứa mà còn có thể làm giảm kích thích niêm mạc miệng và lưỡi, đồng thời sẽ thấy dứa thơm, ngọt hơn.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Ngọc