Suy dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong sự tăng trưởng của trẻ. Trẻ suy dinh dưỡng mạn tính sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Can thiệp về dinh dưỡng sẽ cải thiện chiều cao cho trẻ.
Thiếu kẽm
Các khảo sát cho thấy các bà mẹ bị thiếu kẽm trong thời kì mang thai sẽ có các biểu hiện nghén như buồn nôn, nôn, khó ngủ, chán ăn - và nhất là giảm ăn - nên dẫn đến thiếu cung cấp các chất dinh dưỡng cho bào thai phát triển. Các thiếu hụt dinh dưỡng trong các giai đoạn phát triển trên sẽ gây ra tình trạng chậm tăng trưởng của bào thai và đứa trẻ sinh ra thường nhẹ cân và thiếu sữa mẹ.
Di truyền
Con cái là sự phản ánh của bố mẹ. Bố mẹ thấp thường con cũng có chiều cao dưới trung bình và ngược lại. Chiều cao khi trưởng thành của trẻ có thể tính được từ chiều cao trung bình của cha mẹ.
Chậm tăng trưởng do thể tạng, còn gọi là chậm dậy thì
Trẻ chậm tăng trưởng vào giai đoạn trước dậy thì thường thấp hơn các bạn cùng lớp. Tuy nhiên trẻ sẽ đạt được chiều cao bình thường khi trẻ kết thúc giai đoạn dậy thì.
Chậm tăng trưởng trong tử cung
10% không bắt kịp chiều cao bình thường lúc 2 tuổi. Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu con bạn sinh non, nhẹ cân và không đạt được chiều cao bình thường lúc 2 tuổi. Một số trẻ có thể cần phải điều trị để đạt được chiều cao bình thường.
Sang chấn về tâm lí
Trẻ bị ngược đãi, lạm dụng... có thể bị ảnh hưởng đến tăng trưởng. Trẻ cần có một môi trường nuôi dưỡng lành mạnh để đạt được sự tăng trưởng tốt.
Thiếu ngủ
Ngoài việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, trẻ muốn cao lớn còn phải được ngủ đủ giấc, nhất là giấc ngủ ban đêm. Hormon tăng trưởng do tuyến yên tiết ra cao nhất là vào ban đêm, khoảng 23-24g khi mà trẻ đã ngủ say.
Bệnh mạn tính
Một số trẻ có bệnh lý suy gan, suy thận... có thể dẫn đến chậm phát triển thể chất. Điều trị tốt bệnh lý nền có thể cải thiện sự tăng trưởng về thể chất cho trẻ.
Bất thường nhiễm sắc thể
Hội chứng Turner, gặp ở trẻ nữ có bất thường nhiễm sắc thể (45XO), đôi khi trẻ có hình dáng bên ngoài bình thường nhưng chậm tăng trưởng. Khi trẻ lớn hơn sẽ có các vấn đề về hệ sinh dục như vô kinh, không dậy thì...Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách làm xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ cho trẻ.
Loạn sản sụn và xương
Trẻ thường có vẻ bề ngoài thất thường, chân ngắn, tay ngắn, cổ tay, cổ chân bè, hộp sọ bất thường...
Nguyên nhân nội tiết
Thiếu nội tiết tố tăng trưởng: Khi cơ thể gặp vấn đề về sản xuất và phóng thích nội tiết tố tăng trưởng không đủ, dẫn đến một tình trạng gọi là thiếu nội tiết tố tăng trưởng.
Suy tuyến giáp: Khi cơ thể tiết không đủ nội tiết tố tuyến giáp, chậm tăng trưởng có thể xảy ra bởi vì những nội tiết tố này tác động trực tiếp lên sự tăng trưởng và chuyển hóa.
Dùng sữa mẹ quá lâu
Trẻ hơn 2 tuổi mà vẫn bú sữa mẹ thì không hẳn tốt. Nên bổ sung các thực phẩm giàu can xi và protein cho trẻ như sữa chua và phô mai.
Lười vận động
Đôi khi, trẻ trở nên lười vận động do nghiện các trò chơi ngồi một chỗ. Trẻ cần phải củng cố cơ bắp bằng cách chạy nhảy, tập thể dục...
Cho trẻ tắm nắng hằng ngày để da tổng hợp đủ vitamin D cho cơ thể. Trẻ cần được ngủ đủ giấc vào ban đêm, không để trẻ ngủ muộn sau 22h. Tạo điều kiện cho trẻ được sống trong môi trường không ô nhiễm, tăng cường cho trẻ được vận động thể lực từ khi còn nhỏ.