Không quá nuông chiều, đáp ứng tất cả những yêu cầu của con
Nếu bạn đáp ứng mọi nhu cầu của bé và chăm sóc, nâng niu chúng mọi lúc mọi nơi thì sau đó chúng sẽ không bao giờ hiểu được giá trị của việc kiếm ra một cái gì đó.
Trẻ còn nhỏ thường thích thú và cũng chán rất nhanh với mọi thứ, thế nên không có gì lạ khi bé đòi bạn hết thứ này đến thứ khác, từ món đồ chơi bé trông thấy hay những đồ mà bạn của con đang dùng, khiến bạn phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc để sắm cho bé. Vòng tuần hoàn này sẽ cứ tái diễn khi bé tìm được những thứ đồ khác và đòi bạn mua.
Thói quen chiều con như vậy không chỉ khiến bố mẹ đau đầu mà còn làm trẻ trở nên hư. Vì thế, bố mẹ chỉ nên đáp ứng nhu cầu của con nếu thấy thật sự cần thiết, đồng thời chỉ cho con thấy rằng bạn sẽ chỉ chiều con ở một giới hạn nhất định, hay một số tiền cố định cho việc mua đồ cho bé, để bé có sự nhìn nhận thực tế về cách chúng có được điều mình muốn và giá trị của đồng tiền cũng như việc chăm chỉ lao động. Bé sẽ phải tự mình tiết kiệm tiền nếu muốn mua thêm.
Đánh trẻ, dọa trẻ
Đánh bé là điều cần tránh nhất. Bạn nên hạn chế đối đa vấn đề này vì bé thường cảm thấy rụt rè, sợ sệt khi bị đánh. Thay vào đó, bạn có thể ngồi lại, giải thích cho trẻ hiểu chúng sai ở đâu.
Chúng ta mong muốn dạy trẻ thành người biết suy nghĩ và thông minh. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên dọa bé, sẽ khiến chúng cảm giác bị sợ, rơi vào trạng thái mất an toàn. Điều đó làm hạn chế khả năng sáng tạo của con, chúng sẽ không dám làm những gì mình thích vì luôn trong tình trạng sợ bị phạt.
Bên cạnh đó trẻ con vốn rất tò mò vì đây đang là giai đoạn để chúng học hỏi và khám phá những điều xung quanh. Chính vì thế, bạn hãy giải thích cho bé hiểu chúng nên làm gì chứ không phải bắt bé làm theo những gì bố mẹ nói ngay lập tức.
Quát mắng
Bé thường mải chơi và khó tập trung để ăn khi đến bữa. Việc bố mẹ phải dắt bé đi loanh quanh để dỗ chúng ăn là điều rất dễ bắt gặp. Chính vì thế, nhiều phụ huynh phải trải qua quãng thời gian dài mệt mỏi và thậm chí khủng hoảng về chuyện ăn uống của con cái và thường mắng chúng.
Tuy nhiên, khi bạn mắng bé nhiều, ban đầu chúng sẽ cảm thấy sợ và dần dần chúng không còn cảm giác sợ và có thể tạo thành thói quen, nghĩa là chúng cứ làm sai rồi bố mẹ sẽ mắng. Vì vậy, trong trường hợp này, mắng bé không phải là cách hay.
Tức giận vô cớ
Thật không công bằng khi bạn trút tất cả sự tức giận lên con cái, bất kể điều gì làm bạn tức giận. Nếu bạn có một ngày căng thẳng trong công việc hay đang có mâu thuẫn với bạn đời thì đó cũng không phải là cái cớ để đưa ra sự thất vọng của bạn về trẻ. Điều này sẽ khiến bé hoang mang và cảm thấy như thể chúng là những lý do đằng sau sự tức giận và đau khổ của bạn.
So sánh chúng với những đứa trẻ khác
Việc làm này sẽ gây tổn thương cho bé khi bạn tiếp tục so sánh chúng với những đứa trẻ khác. Hãy cố gắng để con bạn biết rằng chúng luôn là đứa trẻ đặc biệt và duy nhất với bạn.
Những sự so sánh liên tục của bạn sẽ làm cho bé lớn lên trong sự ghen tị với những người khác, làm cho chúng hình thành và phát triển một thói quen xấu. Con bạn cuối cùng sẽ cố gắng đẩy những người khác xuống để chứng minh với bạn rằng chúng tốt hơn, giỏi hơn.
Luôn nhìn vào khuyết điểm của bé
Chắc chắn, bé chỉ mắc có một lỗi nhỏ, nhưng cha mẹ thường nhắc đi nhắc lại lỗi đó nhiều lần. Hễ bé cứ bé mắc lỗi, cha mẹ sẽ lại nói chuyện lỗi cũ. Điều này làm bé sẽ lung túng, ức chế và khó chịu.
Sự “nhai lại” khuyết điểm của bé vô tình khiến bé luôn băn khoăn suy nghĩ về điều đó mà quên đi những ưu điểm của mình. Vì thế, bố mẹ hãy chỉ cho bé cách khắc phục lỗi lầm và giúp bé phát huy những ưu điểm. Chắc chắn bé sẽ rất tự tin vào bản thân mình hơn và không tiếp tục mắc lỗi.
Không lắng nghe bé
Đôi khi bé muốn kể chuyện cho bố mẹ nghe, nhưng bố mẹ thường phớt lờ và không quan tâm. Bởi vì những câu chuyện của bé có thể là bố mẹ đã nghe rồi, hoặc là những điều bố mẹ cho là linh tinh, huyên thuyên. Đôi khi, những câu chuyện đó còn khiến bố mẹ nổi cáu và bố mẹ chỉ ậm ừ cho qua chuyện.
Điều này làm bé cảm thấy chán nản và thất vọng, nhất là khi thấy câu chuyện của mình không được quan tâm bằng một trận bóng đá của bố hay một buổi chiều “buôn dưa lê” của mẹ.
Hãy lắng nghe bé nói, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất. Vì điều đó thể hiện bé rất tin tưởng vào bố mẹ.
Kỳ vọng quá lớn vào trẻ
Là cha mẹ, bạn có quyền mong đợi, kỳ vọng tích cực về con mình. Tuy nhiên, nếu mong đợi của bạn không hợp lý và vô cùng khó khăn để trẻ có thể đáp ứng thì có thể ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển tổng thể của trẻ về sau. Chúng sẽ lớn lên và cảm thấy mình không đủ tốt, không biết phải làm như thế nào để làm tốt những điều đó.
Không phải là bạn bè của trẻ
Nếu bạn luôn luôn nói chuyện với trẻ như một người mẹ, chúng sẽ không muốn chia sẻ mọi thứ với bạn. Khi trẻ lớn lên, bạn nên cư xử như một người bạn và làm cho chúng cảm thấy dễ chịu khi có sự hiện diện của bạn.
Trẻ cần cảm thấy luôn an tâm khi thảo luận những điều chúng đang lo ngại, hy vọng, và những nghi ngờ với bạn. Điều này sẽ không chỉ tăng cường liên kết của bạn với trẻ mà còn đảm bảo chắc chắn rằng chúng không bao giờ tìm kiếm lời khuyên sai lầm từ những người khác.