Những phong tục cưới hỏi kỳ lạ nhất thế giới

15:54, Chủ nhật 02/02/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Phải ngủ với 20 người đàn ông mới được kết hôn, đeo nhẫn cưới vào ngón chân, hay thậm chí vợ chồng trẻ phải nhịn tắm rửa, đi vệ sinh trong ba ngày là những phong tục cưới kỳ lạ.

Phải ngủ với 20 người đàn ông mới được kết hôn

Theo phong tục cổ ở Tây Tạng, các cô gái trước khi kết hôn phải trao thân cho ít nhất 20 người đàn ông. Trong điều kiện dân cư thưa thớt ở vùng này thật khó có thể thực hiện được việc đó. Các cô gái phải đi ra những đường mòn trên núi.

Mô tả ảnh.
Các cô gái Tây Tạng phải ngủ với ít nhất 20 người mới được lấy chồng

Họ sẽ mất nhiều ngày chờ đợi để tìm gặp những người qua đường, cố hết sức làm người lạ thỏa mãn. Sau đó xin người tình một vật kỷ niệm để chứng minh cho các vị già làng nghiêm khắc rằng "chuyện ấy" đã diễn ra không dưới 20 lần, xét theo số vật kỷ niệm.

Nhịn tắm 3 ngày trước khi cưới

Những cặp vợ chồng sắp cưới ở Tidon (Malaysia) sẽ không được phép tắm hoặc đi vệ sinh trong suốt 72 giờ trước đám cưới. Họ sẽ bị bỏ đói và chỉ được uống một chút nước. Những người thân trong gia đình sẽ đứng canh cô dâu và chú rể.

Sau đó, nếu hai vợ chồng vẫn khỏe mạnh bình thường thì chứng tỏ họ có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Người dân Tidon tin rằng phong tục này sẽ khiến cho cuộc hôn nhân kéo dài, hạnh phúc và viên mãn.

Mô tả ảnh.
Cô dâu chú rể sẽ phải nhịn tắm và nhịn đi vệ sinh 3 ngày trước khi cưới

Gây phiền nhiễu ở nhà cô dâu chú rể

Charivari là một trong những tập tục đám cưới khó chịu nhất trên thế giới. Đây là phong tục dân gian Pháp cho phép khách mời tới đám cưới phải đến nhà cô dâu chú rể làm ồn bằng mọi cách như đập nồi, chảo hay hát các bài hát chế giễu để mừng hạnh phúc đôi trẻ. Phong tục này được ghi nhận từ thời trung cổ, sẽ bắt đầu sau khi cô dâu, chú rể đọc xong lời thề nguyện. 

Đeo nhẫn ở chân thay vì ngón tay 

Nhẫn cưới thường được đeo ở ngón áp út bàn tay trái. Tuy nhiên, người Hindu lại có tục Bichiya: đeo nhẫn cưới ở chân. Chiếc nhẫn thường làm bằng bạc và đeo trên chân trái của người phụ nữ, thường là ngón chân cạnh ngón cái. Chú rể đeo nhẫn vào chân cho cô dâu ngay trong lễ cưới. 

Mô tả ảnh.
Chú rể trao nhẫn chân cho cô dâu trong lễ cưới.

Đập vỡ bát đĩa 

Người Hy Lạp cho rằng âm thanh bát đĩa đổ vỡ tượng trưng cho những cuộc cãi vã không thể tránh khỏi của các cặp vợ chồng trong tương lai. Đập vỡ bát đĩa là để chúc đôi uyên ương chuẩn bị tốt hơn cho những trở ngại sắp tới, đồng thời mang tới nhiều may mắn cho họ. 

Bắt cóc cô dâu 

Trong lịch sử, tập tục bắt cóc cô dâu xuất hiện trên khắp thế giới. Hiện nay, phong tục này còn được duy trì ở một số dân tộc như người Di-gan. Nếu bạn đủ can đảm để bắt một cô gái và giữ cô ấy ở bên mình từ hai đến ba ngày, đó sẽ là cô dâu của bạn mãi mãi. 

Cưới động vật để trừ ma quỷ 

Một bộ phận người Ấn Độ tin rằng nếu bé gái mọc răng ở lợi trên là dấu hiệu sẽ bị hổ hoặc loài động vật nào đó ăn thịt trong tương lai gần. Bởi thế, cô bé sẽ phải kết hôn với động vật. Tuy nhiên, đám cưới chỉ là nghi thức xua đuổi tà ma, không có nghĩa cô dâu phải sống chung với chú rể thú. 

Đánh chú rể 

Những chú rể ở Hàn Quốc phải chịu vài roi trước khi được đi nghỉ trăng mật với cô dâu. Sau khi hôn lễ kết thúc, chú rể phải cởi tất, buộc dây thừng quanh mắt cá chân và bị đánh vào lòng bàn chân bằng những con cá Corvina vàng khô. Hành động này nhằm cho thấy một chú rể khỏe mạnh trước đêm tân hôn. 

Trong khi đó, tại Nigeria cũng có phong tục tương tự.

Mô tả ảnh.
Tại Nigeria, người thân của cô dâu sẽ đánh chú rể để thử thách sức chịu đựng của chú rể

Trên đường đến chỗ cô dâu, chú rể phải đi giữa hai hàng người nhà của cô dâu. Những người này cầm gậy và có nhiệm vụ nện thẳng tay vào chú rể để kiểm tra xem chú rể có sẵn sàng chịu đựng những khó khăn thử thách trên quãng đường đời mới hay không (!).

Phong tục quy định là như vậy, nhưng tất nhiên người nhà cô dâu không ai nỡ đánh vào chỗ hiểm như đầu và mặt chú rể.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Phạm Đông