Hàn Quốc
Phụ nữ mang thai và sau sinh ở Hàn Quốc có một món ăn truyền thống là Súp rong biển. Nếu tính vui, một phụ nữ Hàn Quốc có thể đã phải ăn đến cả tấn rong biển trong quá trình mang bầu và sinh con. Súp rong biển cho bà đẻ ở Hàn Quốc được làm từ rong biển, dầu mè, tỏi và thịt bog. Người Hàn Quốc truyền rằng ăn rong biển sẽ giúp lợi sữa.
Một phong tục thú vị thứ hai ở Hàn, đó là tổ chức cho các bé ngày lễ đầy 100 ngày cho các bé. Ngày xưa, vì những điều kiện thời tiết khắc nghiệt và thiếu thốn nên có rất nhiều trẻ em Hàn Quốc không sống được quá 100 ngày. Chính vì vậy, mốc 100 ngày rất quan trọng với người Hàn Quốc. Vào ngày này, gia đình người Hàn sẽ tổ chức lễ ăn uống và cúng bái rất linh đình. Người ta cũng tin rằng nếu chia thức ăn đặc biệt cho đủ 100 người thì em bé sẽ có cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh.
New Zealand
Truyền thống của New Zealand là chôn nhau thai của em bé tại vùng đất mà tổ tiên, bố mẹ bé đã lớn lên như một sợi dây truyền thống gắn kết. Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, phong tục này cũng dần mai một. Tuy nhiên với một số người New Zealand trọng truyền thống, họ vẫn nhờ y tá giữ lại nhau thai trong túi và bảo quản lạnh để chôn sau đó.
Armenia
Nếu bạn nhìn ngắm một bức hình em bé xinh xắn trong suốt quá trình mang thai thì khi sinh ra, em bé sẽ giống hệt bức hình – đó là niềm tin của người Armenia.
Sau khi em bé ra đời, người Armenia cũng không cho bé ra ngoài trong vòng 40 ngày đầu. Các thành viên trong gia đình và bạn bè sẽ đến thăm bé. Sau khi tròn 40 ngày, em bé sẽ được đưa đến nhà thờ để làm lễ cầu an.
Khi em bé có chiếc răng đầu tiên, người Armenia sẽ làm một lễ gọi là Agra Hadig. Em bé sẽ được đặt trên sàn nhà với những món đồ xung quanh như: thuốc, bút chì, quyển sách, thìa….và được chơi với chúng một lúc. Sau đó, người ta sẽ đổ một loại bột lúa mạch ngọc trai lên miếng vải ren trên đầu em bé. Món đồ đầu tiên bé cầm sau khi được đổ bột sẽ tượng trưng cho nghề nghiệp trong tương lai của bé.
Úc
Ở Úc các bà mẹ thường quấn con bằng một loại vải tã mỏng và thoáng như vải màn. Thêm vào đó, hầu hết trẻ em Úc khi đến tuổi ăn dặm đều ăn một loại men đen có bán trong tất cả các cửa hiệu tạp hóa ở Úc. Nó trông có vẻ khó ăn nhưng thực ra rất ngon và giàu dinh dưỡng.
Brazil
Nghén ăn khi mang thai rất được quan tâm ở Brazil. Người Brazil cho rằng nếu phụ nữ mang thai thèm ăn gì mà không ăn ngay lập tức thì đứa con sinh ra sẽ giống hệt loại thực phẩm đó. Chính vì vậy, nhiệm vụ của người chồng là phải ngay lập tức đáp ứng tất cả các món ăn vợ thèm, kể cả vào nửa đêm.
Một phong tục thú vị khác: khi em bé bị nấc, mẹ Brazil sẽ phải lấy một sợi vải từ quần áo hay chăn, liềm nó và dán nó lên trán em bé. Cách làm mẹo này người Brazil tin rằng có thể khiến em bé hết nấc.
Hà Lan
Người Hà Lan nổi tiếng là yêu trẻ nhỏ. Các bà mẹ ở đây thường rất kiên nhẫn và không bao giờ quát mắng con cái. Họ rất thích có nhiều trẻ con và luôn mỉm cười với người mẹ bất cứ khi nào thấy mẹ đi cùng con mình. Người Hà lan có một sự kiên nhẫn và tình yêu thương trẻ nhỏ rất bao la.
Việt Nam
Người Việt Nam có thói quen giữ lại rốn và răng sữa đầu tiên của trẻ. Thông thường người mẹ thường để rốn của trẻ lên ngọn đèn để mong con được thông minh sáng dạ. Răng sữa của trẻ ở hàm trên thường được vứt ở dưới gậm giường, còn răng hàm dưới thường được vứt trên nóc nhà để cầu mong con mọc răng đều, đẹp, không ốm sốt.