Những phong tục đón trẻ sơ sinh kỳ lạ trên thế giới (P1)

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Mỗi một đất nước trên thé giới lại có những cách riêng và hết sức độc đáo để chào đón những thành viên mới trong gia đình. Cùng khám phá các phong tục đón trẻ sơ sinh độc và lạ trên thế giới nhé!

1. Indonesia - Massage cho bà mẹ sau khi sinh

Các bà mẹ Indonesia có hẳn một chuyên gia đến nhà để massage 90 phút mỗi ngày sau khi sinh được 1 tháng. Phong tục này được người Indonesia tin là sẽ làm dịu những cơn khó chịu sau khi sinh như stress, cứng cơ, nghẽn mạch máu.

2. Người Ai-len – Rắc bánh lên đầu trẻ sơ sinh

Một phong tục phổ biến của người Ai-len là sử dụng bánh cưới của bố mẹ để rắc lên đầu của đứa trẻ trong lễ rửa tội. Tầng cao nhất của chiếc bánh cưới được giữ lại để làm lễ rửa tội cho đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng mới cưới, trong khi các tầng còn lại được cắt ra để phục vụ khách khứa. Vào lễ rửa tội, các mảnh vụn bánh sẽ được rắc lên đầu đứa trẻ để cầu chúc đứa trẻ sống lâu.

Ngày nay, người Ai-len có xu hướng thay thế việc sử dụng bánh cưới bằng một chai rượu Champagne trong lễ rửa tội.

Cha mẹ thường đặt một tên yêu cho em. Rồi bố mẹ chính thức công bố tên của em bé. Sau đó họ hàng sẽ được mời đến đặt tên thêm cho em nếu họ muốn. Trước khi mỗi người chọn thêm cho em bé một cái tên, họ sẽ phải đặt một khoản tiền đóng góp vào giỏ cho em bé. Cuối cùng, số tiền đóng góp được thu thập để mở tài khoản cho ems au này. Đôi khi một em bé có tới hơn 20 cái tên thêm. Nghi lễ kết thúc bằng cầu nguyện và ăn tiệc.

3. Tây Tạng – Trang hoàng nhà cửa

Khi gia đình người Tây Tạng đón một thành viên mới, hai tấm biển lớn sẽ được treo bên ngoài mái hiên. Một tấm để xua đuổi ma quỷ và bảo vệ đứa trẻ. Tấm còn lại là để mang lại may mắn. Tuy nhiên, lễ ăn mừng thật sự chỉ được bắt đầu khi đứa trẻ được 3 ngày tuổi đối với trẻ trai và 4 ngày tuổi đối với trẻ gái. Nhiều người sẽ đến tham dự lễ ăn mừng này.

4. Người Do thái – Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh

Brit Milah, hay còn gọi là cắt bao quy đầu, là một nghi lễ tôn giáo thiêng liêng đối với các gia đình và bạn bè người Do thái khi chào đón một thành viên mới trong cộng đồng. Người chuyên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh được gọi là mohel. Các mohel thực hiện nghi lễ khi đứa trẻ trai được 8 ngày tuổi. Sau đó, gia đình và bạn bè sẽ tổ chức một bữa ăn mừng.

5. Người H'mong – Thay tên đổi họ

Người dân tộc thiểu số Hmong sống chủ yếu ở Việt Nam, Lào và Campuchia thường bị mất tên sau khi sinh con. Sau khi sinh đứa con đầu tiên, nếu đứa trẻ được đặt tên là Tou, thì người mẹ sẽ được gọi là “Tou Nam”, nghĩa là “mẹ của Tou”.

Khi người phụ nữ đến tuổi làm bà, gần như không ai còn biết tên thực sự của họ nữa.

6. Nhật Bản – giữ dây rốn trong một chiếc hộp

Các bệnh viện ở Nhật Bản đóng gói một đoạn dây rốn vào hộp gỗ rồi tặng các bà mẹ khi họ xuất viện. Đôi khi trong hộp có một con búp bê nhỏ tượng trưng cho em bé sơ sinh đang ngủ mặc kimono. Bộ kimono có thể để mở và chứa đoạn dây rốn bên trong. Người ta tin rằng cất giữ dây rốn theo cách này sẽ làm tăng tình cảm giữa mẹ và bé.

7. Nigeria và Ghanaia – “Mai táng” cho nhau rốn

Hầu hết các nước ở Châu Phi đều có một truyền thống đặc trưng đối với nhau rốn. Ở nhiều nền văn hóa trên lục địa đen, địa điểm chôn nhau thường là dưới gốc cây.

Người Nigeria và Ghanaia thường xem nhau rốn như anh em sinh đôi của đứa trẻ đang sống và mai táng cho nó một cách cẩn thận.

8. Trung Quốc – Kiêng cữ 1 tháng

Phong tục kiêng cữ truyền thống trong khoảng 30 đến 40 ngày sau khi sinh được áp dụng ở Trung Quốc, và thậm chí là ở cả các cộng đồng người Trung Quốc ở nước ngoài. Mục đích của nó là để bảo vệ bà mẹ sau sinh khỏi gió máy và âm khí, những yếu tố có thể làm cơ thể suy nhược và dẫn tới đau ốm.

Các bà mẹ mới sinh con cũng không được rời khởi nhà hoặc mở cửa sổ, máy điều hòa hay quạt. Ngoài ra, họ cũng không được phép tắm gội để tránh bị cảm lạnh.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn