Những văn bản bị thu hồi nhanh nhất trong năm 2013

13:51, Thứ bảy 28/12/2013

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Năm 2013 chứng kiến rất nhiều quy định được các nhà quản lý ban hành, lấy ý kiến chưa ráo mực đã phải thu hồi.

1. Cộng điểm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng

Theo thông tư sửa đổi của Bộ Giáo dục, bà mẹ Việt Nam anh hùng dự thi đại học sẽ được cộng 2 điểm.
Theo thông tư sửa đổi của Bộ Giáo dục, bà mẹ Việt Nam anh hùng dự thi đại học sẽ được cộng 2 điểm. 

Trước đó không lâu, vào đầu tháng 7, Bộ GD-ĐT ban hành thông tư sửa đổi bổ sung nhóm đối tượng hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đại học. Đáng chú ý là việc cộng điểm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng dự thi đại học. 

Mặc dù cơ quan ban hành đã cố lý giải việc này là sự thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn nhưng nó đã được rút lại ngay sau đó sau vô số ý kiến phản bác và chỉ trích sự thiếu thực tế và không cần thiết của quy định này.

Vì vậy, sau đó gần 1 tuần, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT lại ra thông tư bãi bỏ đối tượng ưu tiên bà mẹ Việt Nam anh hùng được cộng điểm thi đại học với lý do quy định này không phù hợp với thực tế.

2. Quan tài không được dùng nắp kính

Việc thiết kế nắp kính trên áo quan để người viếng
Việc thiết kế nắp kính trên áo quan để người viếng "nhìn mặt người quá cố lần cuối" rất phổ biến.

Nghị định 105 về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức mà Bộ VH,TT&DL chủ trì soạn thảo là “linh cữu người từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài” với lập luận “để tránh việc nhìn vào thi thể đã để mấy ngày, tránh ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dự tang lễ”.

Song, ngay lập tức, quy định này đã bị dư luận phản đối bởi một việc làm rất riêng tư, truyền thống và thiêng liêng liên quan đến quyền được nhìn mặt lần cuối người đã khuất, lại được đưa vào khuôn khổ pháp luật. Và rốt cục, văn bản này cũng bị cơ quan chức năng kiến nghị hủy bỏ.

3. Phạt người đội mũ bảo hiểm rởm

Mũ bảo hiểm đủ kiểu, màu sắc nhưng chất lượng thì hầu như không được kiểm soát.
Mũ bảo hiểm đủ kiểu, màu sắc nhưng chất lượng thì hầu như không được kiểm soát.

Ngày 28/2, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công an đã xây dựng dự thảo thông tư liên tỉnh quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy.

Theo đó người điều khiển các phương tiện trên đội mũ bảo hiểm thời trang, mũ nhái mà không có tem CR hợp chuẩn cũng sẽ bị xử phạt như mức không đội mũ bảo hiểm. Quyết định này nếu thực hiện nghiêm sẽ có tác dụng lớn đối với người dân cũng như xử lý kịp thời các cơ sở sản xuất ngang nhiên mũ bảo hiểm rởm.

Mức phạt với người đội mũ không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật là từ 100.000 đến 200.000 đồng.

Tuy nhiên, sau khi có ý kiến nhiều chiều từ dư luận và các chuyên gia, Bộ Tư pháp đã lên tiếng khẳng định, Thông tư 06 phải tạm dừng và chưa thể có hiệu lực từ ngày 15/4 như dự kiến vì căn cứ xử phạt người đội mũ bảo hiểm rởm là thiếu thuyết phục. Hiện việc quản lý nhà nước từ khâu sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, bán mũ bảo hiểm chưa tốt. Nhiều loại mũ có hình dáng giống mũ bảo hiểm, mũ giả, mũ không đúng tiêu chuẩn... người dân rất khó phát hiện, phân biệt, thậm chí là rất khó đối với cả lực lượng cảnh sát giao thông.

4. Cấm quay phim, chụp ảnh cảnh sát giao thông

Mô tả ảnh.
Pháp luật không cấm việc quay phim chụp ảnh CSGT “hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm”. 

Ngày 23/8, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường bộ, đường sắt (C67, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội – Bộ Công an) đã có Công văn hủy điểm 2 Công văn số 1042/C67-P3 ngày 26/4/2013 liên quan đến việc ‘cấm công dân và nhà báo quay phim chụp ảnh khi CSGT đang làm nhiệm vụ’.

Trong văn bản này có đoạn: “Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động TTKS, XLVP khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ.

Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.

Mặc dù văn bản nêu trên mục đích nhằm “xử lý” hành vi giả danh nhà báo tuy nhiên, ngôn ngữ trong văn bản thiếu rõ ràng gây khó hiểu hoặc khiến dư luận hiểu nhầm là C67 "cấm công dân và nhà báo chụp ảnh, quay phim CSGT làm nhiệm vụ nếu không được sự cho phép".

Nhiều người cho rằng văn bản đã ảnh hưởng đến quyền giám sát của công dân và dung túng cho tiêu cực. Tuy nhiên, thực tế nó vẫn được chỉnh sửa và tồn tại đến tận 4 tháng. Tới ngày 23/8, Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ - đường sắt mới hủy quyết định này.

5. Ngực lép không được lái xe

Ngực lép không được lái xe
Quy định ngực lép không được lái xe ngay khi ra đời đã gây xôn xao dư luận

Ngày 24/8/2013, dư luận cả nước đã không khỏi xôn xao khi quy định ngực lép không được lái xe được "khai quật" trở lại. 

Theo dự thảo Thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô…do Bộ Y tế và Bộ GTVT ban hành, để tham gia thi lấy bằng lái ô tô, xe máy, người dân cần phải vượt qua 83 tiêu chuẩn về sức khỏe.

Trong đó, có những tiêu chuẩn kỳ lạ như: Muốn được cấp giấy chứng nhận sức khỏe để lái xe máy 50 cm3 trở lên (bằng lái A1, B1) thì bộ ngực phải đảm bảo có số đo không dưới 72 cm đã khiến dư luận không khỏi xôn xao thắc mắc. 

Sự việc càng được chú ý hơn khi chính quy định này đã được bộ Y tế đưa ra vào năm 2008 nhưng do sự phản ứng quá lớn từ phía dư luận và bị Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) tuýt còi nên đã nhanh chóng bị hủy bỏ.

Và hai ngày sau khi văn bản được đưa ra, ngày 26/8  Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê đã có thông cáo báo chí, chính thức bác bỏ dự thảo ngực lép, nhẹ cân không được cấp bằng lái xe.

6. Cấm cho, tặng ngoại tệ

Ngân hàng Nhà nước đã Việt kiều về thăm nhà không được phép cho người thân ngoại tệ
Ngân hàng Nhà nước đã Việt kiều về thăm nhà không được phép cho người thân ngoại tệ

Nhiều người cũng hoảng hốt với dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối. Điểm nổi bật của dự thảo này phải kể đến quy định dự kiến cấm cá nhân cho - tặng ngoại tệ lẫn nhau và cấm người nước ngoài gửi tiết kiệm ngoại tệ tại Việt Nam.

Tuy nhiên, sau một tuần lấy ý kiến và nhận quá nhiều ý kiến phản đối, ngày 6/11, Ngân hàng Nhà nước lại thừa nhận quyền cho, tặng ngoại tệ tiền mặt của các cá nhân.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Phạm Đông