1. Lười động miệng, ít bàn tán, bơm đặt chuyện thị phi
Mỗi người sinh ra đều có hai mắt để nhìn, hai tai để nghe nhưng chỉ có một cái miệng. Thế nên chỉ nên nói những điều cần nói, nói đúng lúc và đúng chỗ. Họa từ miệng mà ra, có nhiều mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hàng ngày đều bắt nguồn từ việc rảnh rỗi ngồi bàn chuyện thiên hạ.
Muốn tăng phúc báo cho bản thân, mỗi người cần phải biết chuyện gì nên nói và chuyện gì không. Trong các mối quan hệ xã giao thì chúng ta cần chú ý đến cách nói, chừng mực. Tuyệt đối không nên nói xấu sau lưng người khác. Thêm bạn là bớt đi một kè thù rồi, thế nên phải biết sống đúng chuẩn mực.
2. Lười động thủ, bớt ra lệnh và chỉ huy
Ai cũng có những nét cá tính riêng biệt, tạo nên một thế giới đa sắc màu, nên đừng ra lệnh hay ép ai làm những điều mà bản thân họ không thích. Đời người hãy cứ làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình trước đi đã. Nếu không phải chuyện của bản thân thì đừng xen vào. Đôi khi sự can thiệp của bạn lại gây phiền phức cho người khác hơn mà thôi.
Chúng ta sống cuộc đời của mình nên chẳng ai có quyền quyết định hay thay thế được. Trong gia đình không nên chỉ tay sai khiến hay áp đặt con cái. Việc gì cũng muốn can thiệp vào thì tự khắc mọi người sẽ xa lánh bạn mà thôi. Làm người, lười một chút, bớt tính toán thì đó chính là những thói quen sống tích cực, là cách tích phúc khí cho chính mình.
3. Lười lao động, tít toan tính thiệt hơn
Phiền não mà mỗi người có chính là do nhân tâm mỗi người tạo ra. Tâm hẹp đi, phiền não tự nhiên sẽ nhiều, tâm rộng lớn thì mọi phiền não cũng tiêu tan.
Lười động não ở đây không phải là không có đầu óc, tầm nhìn mà chỉ nên dành sự quan tâm, chú ý cho những điều cần thiết. Còn những thứ vặt vãnh nên bỏ đi cho nhẹ đầu. Có như vậy thì tâm trạng mới nhẹ nhõm và thoải mái dễ chịu được.