Phật dạy về 5 cách báo hiếu mỗi ngày, phận làm con cháu đừng quên

( PHUNUTODAY ) - Báo hiếu không có sớm, chỉ có muộn bởi thời gian trôi nhanh, con muốn dưỡng mà mẹ cha chẳng còn. Rồi tới ngày cha mẹ không thể đợi chờ được lòng hiếu đạo của con nữa.

Báo hiếu bằng lời nói và hành động

Tình yêu thương nếu giấu kín trong lòng thì chẳng có người cha mẹ nào có thể hiểu được. Hiếu đạo được thể hiện bằng lời nói, hành động thì mới khiến cha mẹ cảm nhận và vui mừng. Nói đi đôi với làm, con cái không chỉ nói yêu cha mẹ mà còn phải dùng hành động để cha mẹ thấy.

Báo hiếu khi tuổi còn nhỏ

Đừng nghĩ rằng chỉ khi khôn lớn, có điều kiện thì mới có thể báo hiếu cha mẹ. Cha mẹ nuôi con không tính tháng tính ngày, không mong sau này con sẽ đền đáp công lao cho mình.

Thế nên việc hiếu đạo nên bắt đầu từ nhỏ, từ việc học hành chăm ngoan không để cha mẹ phiền lòng rồi thường xuyên thăm hỏi cha mẹ. Báo hiếu không có sớm, chỉ có muộn bởi thời gian trôi nhanh, con muốn dưỡng mà mẹ cha chẳng còn. Rồi tới ngày cha mẹ không thể đợi chờ được lòng hiếu đạo của con nữa.

j

Báo hiếu khi trưởng thành

Phúc của một con người là nhìn thấy con cái có thể tự lập, có thể hạnh phúc, có thể tiếp nối dòng giống. Bởi thế nên khi lớn lên thì hiếu đạo được thể hiện bằng cách tích cực làm việc, chăm chỉ cố gắng và nghiêm túc với việc lập gia đình và sống để cha mẹ không buồn phiền.

chua-han-son_mon-de-cua-phat

Báo hiếu lúc cha mẹ ốm

Sinh lão, bệnh tử chính là vòng tuần hoàn của cuộc đời mà không chừa một ai cả. Cha mẹ rồi cũng sẽ già yếu và đau ốm. Đó là lúc cần sự chăm sóc, yêu thương của con cái nhất. Đạo hiếu chính là không nề hà hoàn cảnh, không ngại khó khăn.

Báo hiếu lúc cha mẹ mất

Khi sống thì phụng dưỡng, chăm sóc, ân cần. Khi mất thì thờ phụng cung kính tưởng nhớ. Lễ Vu lan báo hiếu hàng năm chính là một trong những nghi thức báo hiếu lúc cha mẹ mất, tích phúc tích nghiệp ngay cả khi cha mẹ đã xa lìa cõi đời, sinh lý tử biệt cũng không quên ơn nghĩa sinh thành.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link