Nếu từng xem qua các bộ phim cung đấu thì hẳn ai cũng biết đa số các phi tần đều mong muốn được vua lật thẻ bài, gọi đến hầu hạ mỗi đêm. Và để được hoàng đế thị tẩm thì sắc đẹp là một yếu tố vô cùng quan trọng. Thường thì phi tần tuổi xế chiều sẽ mất giá nhưng có một phi tần vẫn được vua chọn đến hầu hạ trên giường, đó chính là Du phi.
Khi còn trẻ, Du phi không được vua coi trọng. Bà là người Mông Cổ, cha có chức sắc không cao trong triều đình nên địa vị của bà trong hậu cung rất thấp. Dẫu vậy, với bản tính hiền lành, không thích tranh đoạt, luôn cư xử nhẹ nhàng, Du Phi cũng khiến Càn Long nhớ đến mình.
Sau khi sinh được Ngũ A ca Vĩnh Kỳ, cuộc sống của bà như sang trang mới. Vĩnh Kỳ được dạy dỗ tốt nên ngoan ngoãn, thông minh, biết nhiều ngôn ngữ,… Hoàng tử được vua Càn Long yêu quý, hết mực khen ngợi. Nhờ con trai mà phong vị của Du phi được thêm vài cấp bậc từ Thường tại lên Tần rồi lên chức Phi.
Trong một vụ cháy ở cung điện, Vĩnh Kỳ đã liều mình lao vào ngọn lửa cứu hoàng đế nên càng được vua cha quý trọng, muốn chỉ định là người kế thừa ngại vàng trong tương lai. Thế nhưng không may, vào năm 25 tuổi hoàng tử Vĩnh Kỳ qua đời do mắc bệnh khiến Càn Long rất đau buồn, chẳng còn muốn đến cung của Du phi. Lúc đó, Du phi cũng đã 53 tuổi, không còn thích hợp để sinh con nên từ đó bà quay lại cuộc sống buồn tẻ xưa.
Mãi tới năm Du phi 78 tuổi, hoàng đế Càn Long lại lật thẻ bài của bà để gọi đến thị tẩm. Thực chất, vua gọi bà đến để ôn lại chuyện xưa về đứa con trai mà vua nhất mực yêu quý. Vì bà là mẹ ruột của hoàng tử Vĩnh Kỳ nên tất nhiên bà là lựa chọn đầu tiên.
Du phi đã theo hầu Càn Long từ năm 13 tuổi, ở bên cạnh hoàng đế hơn 60 năm nên ít nhiều cũng có tình cảm. Vì tuổi đã cao nên Càn Long cũng chỉ muốn có người tâm sự bầu bạn đêm khuya, an ủi tinh thần tuổi già.
Không chỉ có vậy, Càn Long cũng là người rất chú ý tới việc giữ gìn sức khỏe, không quá đam mê sắc dục nên ở thời điểm đó, chuyện ân ái với ông không còn quá quan trọng mà sức khỏe tinh thần sẽ được chú trọng hơn. Đây được xem là một trong những lý do mà Càn Long có thể sống đến 86 tuổi trong khi các vị vua thời xưa thường không sống lâu.
Có thể thấy hoàng đế cũng giống như người thường, khi tuổi già cũng cần có người bầu bạn, tâm sự, hồi tưởng về quá khứ.