Phóng sinh tiễn Táo quân về trời, nhiều em bé theo cha mẹ đi thả cá chép trong thời tiết lạnh tái tê

( PHUNUTODAY ) - Mặc dù thời tiết lạnh "cắt da, cắt thịt" nhưng nhiều em nhỏ vẫn theo cha mẹ đi phóng sinh cá chép ra sông tiễn ông Táo chầu trời.

Lạnh "cắt da, cắt thịt" nhưng nhiều em nhỏ vẫn theo cha mẹ đi phóng sinh cá chép

Theo quan niệm dân gian, Táo quân là các vị thần tiên được ông Trời phái xuống để cai quản dưới hạ giới. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa cho gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

em-be-2
Bé gái theo mẹ đi thả cá chép tại hồ Gươm.
em-be-3
1
phong-sinh-3
nhiều em nhỏ theo cha mẹ đi thả cá chép từ sáng sớm
phong-sinh-1
phong-sinh-2
phong-sinh-4
phong-sinh-5
phong-sinh-6
phong-sinh-7
phong-sinh-8
phong-sinh-9
phong-sinh-10
phong-sinh-11

Cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân sẽ bay về trời, báo cáo tất cả việc làm tốt – xấu của con người để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh. Đến đêm Giao thừa, Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.

Để ông Táo có phương tiện về chầu trời, người Việt thường chuẩn bị 3 con cá chép sống (hay cá vàng) thả trong chậu nước. Sau khi cúng xong, người ta sẽ đem cá phóng sinh xuống ao, hồ hay sông.

Phóng sinh cá chép vào ngày ông Công, ông Táo thế nào cho đúng?

Theo Đại đức Thích Đức Thiện (Trụ trì chùa Phật Tích, Bắc Ninh), phóng sinh cá trước hết phải xuất phát từ lòng từ bi, bằng cái tâm chứ đừng theo phong trào, làm việc bằng chính kiến chứ không chạy theo số đông…

Phóng sinh vốn là việc tốt, nhưng phải thả cá vào môi trường cá sống được mới đúng tinh thần hiếu sinh, kẻo việc làm thì tốt, nhưng hiệu quả lại rất hạn chế. Và nếu cá chết còn làm ảnh hưởng tới môi trường.

Nhiều người có tinh thần phóng sinh, nhưng làm như một nghi lễ mang tính hình thức. Họ mua cá về bày ra để cúng lễ cả giờ, thậm chí nửa ngày mới đem đi phóng sinh, khiến những con cá yếu bị chết. Hoặc thả cá nơi ao tù nước đọng, nơi nước ô nhiễm... thì cá khó có thể sống.

Các phật tử khi phóng sinh có nghi thức riêng (gồm lễ quy y, sám hối, đọc kinh chú đọc cho cá “nghe” trước khi phóng sinh). Còn người dân cúng Táo quân xong là đem thả cá chép phóng sinh.

Để thả cá phóng sinh sống được:

- Khi mang cá ra ao hồ hãy quan tâm xem môi trường nước đó cá có sống được không (nước có ô nhiễm không, nông hay sâu, có nhiều người câu không…), có thích hợp để cá chép sống lâu không.

- Việc cúng bái nghi lễ phóng sinh cần nhanh gọn để sớm đưa cá đi thả, kẻo cá chen chúc ngột ngạt, sợ hãi sẽ chóng chết.

Theo Đại đức Thích Đức Thiện (Trụ trì chùa Phật Tích, Bắc Ninh), phóng sinh cá trước hết phải xuất phát từ lòng từ bi, bằng cái tâm chứ đừng theo phong trào, làm việc bằng chính kiến chứ không chạy theo số đông…

Phóng sinh vốn là việc tốt, nhưng phải thả cá vào môi trường cá sống được mới đúng tinh thần hiếu sinh, kẻo việc làm thì tốt, nhưng hiệu quả lại rất hạn chế. Và nếu cá chết còn làm ảnh hưởng tới môi trường.

Nhiều người có tinh thần phóng sinh, nhưng làm như một nghi lễ mang tính hình thức. Họ mua cá về bày ra để cúng lễ cả giờ, thậm chí nửa ngày mới đem đi phóng sinh, khiến những con cá yếu bị chết. Hoặc thả cá nơi ao tù nước đọng, nơi nước ô nhiễm... thì cá khó có thể sống.

Các phật tử khi phóng sinh có nghi thức riêng (gồm lễ quy y, sám hối, đọc kinh chú đọc cho cá “nghe” trước khi phóng sinh). Còn người dân cúng Táo quân xong là đem thả cá chép phóng sinh.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link