Phòng tránh bệnh khi thời tiết giao mùa

05:00, Thứ hai 21/08/2017

( PHUNUTODAY ) - Làm thế nào để có thể phòng tránh bệnh khi thời tiết bắt đầu giao mùa? Cảm cúm, hắt hơi, cơ thể mệt mỏi,… Vậy làm thế nào để phòng tránh? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

+ Viêm họng:

Trong thời tiết giao mùa, việc chênh lệch nhiệt độ giữa nóng và lạnh khi giao mùa thường khiến người lớn và trẻ em mắc phải chứng viêm họng.

Bệnh thường có các triệu chứng như đau rát khi nuốt nước bọt, khàn tiếng, ho và đôi khi kèm theo sổ mũi. Nếu không điều trị kịp thời bệnh rất dễ dẫn đến viêm phổi và biến chứng ở cơ tim, van tim.

+ Bệnh viêm mũi dị ứng:

1.phong-benh-thuong-gap-khi-giao-mua-1-phunutoday.vn

 

Viêm mũi dị ứng với triệu chứng liên tục hắt hơi, sổ mũi khiến nhiều người rất khó chịu và phiến toái. Bệnh thường không thể điều trị dứt điểm nếu đã trở thành mãn tính.

+ Cảm cúm:

Thời tiết thay đổi thất thường, hệ thống miễn dịch của người lớn tuổi và trẻ em thường hay suy giảm trong giai đoạn giao mùa, vì vậy virus cúm rất dễ xâm nhập và gây bệnh cho hai đối tượng này.

+ Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy cũng là một bệnh bé rất dễ bị mắc vào mùa thu này. Khi bị bệnh, bé sẽ có biểu hiện bị nôn trước, sau khoảng 1 – 2 ngày thì bắt đầu bị đi ngoài. Bệnh có thể kèm theo triệu chứng ho, sốt nên nhiều mẹ dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm đường hô hấp hoặc viêm mũi họng.

Bệnh thường kéo dài khoảng từ 3 đến 7 ngày. Biến chứng nguy hiểm nhất là bé bị mất nước, mất muối quá nhiều, từ đó dấn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không được bù nước kịp thời.

+ Dị ứng

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị dị ứng khi thời tiết chuyển mùa do làn da của các bé vô cùng mỏng manh và nhạy cảm. Khi bị dị ứng thời tiết, da của các bé sẽ nổi mẩn đỏ và ngứa, bé dễ quấy khóc và biếng ăn.

+ Các bệnh liên quan đến đường ruột:

Nhiệt độ nóng lạnh thất thường làm thức ăn dễ nhiễm khuẩn gây ra các bệnh về đường ruột. Bệnh tiến triển nặng có thể làm xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn…

+ Bệnh xương khớp:

Trời trở lạnh cũng là lúc các khớp trên người bệnh nhân xuất hiện các cơn đau buốt và sưng tấy. Kèm theo đó là các hiện tượng diễn ra trên phạm vi toàn thân như sốt, xanh xao, sút cân…

Một số biện pháp phòng tránh bệnh khi thời tiết giao mùa

+ Uống nước thường xuyên, bảo từ 2 lít đến 2,5 lít/1 người/1 ngày để thanh lọc cơ thể và tăng sức đề kháng.

1.phong-benh-thuong-gap-khi-giao-mua-2-phunutoday.vn

 

+ Chú ý bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất:

Đặc biệt là vitamin C, A, kẽm. Trong đó, vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như cam, quýt, dâu tây, rau cần, ớt xanh… Kẽm có nhiều trong thịt nạc, gan, lòng đỏ trứng, hàu… Vitamin A thì có nhiều trong cà rốt, thịt đỏ, đu đủ… Thực đơn cần cân đối giữa các nhóm dưỡng chất.

+ Chú ý sinh hoạt điều độ:

Không làm việc quá khuya, ngủ đủ từ 7 đến 8h mỗi ngày. Thường xuyên luyện tập thể dục hàng ngày.

+ Hãy ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi

Đồ ăn cần được chế biến riêng sao cho đảm bảo chín kỹ và an toàn nhất. Và mẹ đừng nên nấu quá nhiều trong một bữa cho con nhé. Nấu vừa đủ khẩu phần ăn của bé, không để bé ăn đồ ăn nấu lại là cách bảo vệ hệ tiêu hóa tốt nhất đấy.

+ Chú ý đeo khẩu trang khi ra ngoài

Không khí khô mang theo nhiều bụi bẩn và vi khuẩn, vì thế mẹ nên tập cho bé đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài để cản bụi và vi khuẩn, vi rut lây qua đường hô hấp.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link