Rằm Tháng Giêng cúng ngày giờ nào đẹp? Thầy phong thuỷ cho biết ngày giờ này mới là lộc nhất

( PHUNUTODAY ) - Rằm tháng Giêng năm nay trùng ngày cuối tuần Chủ nhật (tức ngày 5/2 dương lịch). Vậy có thể cúng rằm vào ngày giờ nào khác không?

Nên cúng Rằm Tháng Giêng từ ngày nào?

Nhiều người cúng Rằm tháng Giêng từ rất sớm (từ ngày 12-13 âm lịch), có người cúng sáng, có người lại cúng chiều, nhưng đó là do họ không biết cúng rằm vào lúc nào mới là chuẩn nhất.

B4E7A05F-7BB8-44D4-AFFB-AA7D1BE16D2F

Khác với những ngày lễ Tết thông thường, người Việt sẽ tiến hành cúng Rằm tháng Giêng vào chính rằm, tức ngày 15/1 âm lịch.

Sở dĩ cúng chính rằm bởi theo quan niệm thì đây là ngày trăng sáng nhất của năm. Vào thời điểm trăng mọc này, Đức Phật giáng lâm, gia ân độ trì chúng sinh, thành tâm cầu khấn ắt sở cầu như nguyện, cả năm may mắn, bình an.

Cúng Rằm tháng Giêng nên cúng vào buổi sáng sớm hoặc lúc chính Ngọ là tốt nhất.

Với các gia đình quá bận rộn thì có thể sắp xếp cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14 âm lịch. Thời điểm cúng không quá bắt buộc, miễn là trước 19 giờ ngày 15/1 là được.

Khung giờ tốt nhất: Giờ Ngọ (11h-13h), tốt hơn cả là chính Ngọ. Mọi người tin rằng, đây là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.

Tết Nguyên tiêu 2023 rơi vào ngày nào?

Năm nay có một sự trùng hợp thú vị: Ngày đầu tiên của năm mới Nhâm Dần cũng là ngày đầu tiên của tháng 2 dương lịch. Vì thế, rằm tháng Giêng năm Quý Mão là ngày 5/2/2023, nhằm vào Chủ Nhật.

Lưu ý khi cúng Rằm tháng Giêng

Không nên dùng hoa giả, trái cây giả: Rất nhiều gia đình sử dụng hoa giả, trái cây giả đặt trên ban thờ để làm cảnh cho đẹp, vì chúng mẫu mã rất bắt mắt, dùng được lâu mà không lo hỏng, héo. Tuy nhiên, việc bày hoa, quả giả trên bàn thờ hay trong mâm lễ cúng là không nên, vì thờ cúng phải tịnh tâm, nhà có sao dâng lên vậy, nên dùng hoa tươi, trái cây tươi để dâng cúng thần Phật, tổ tiên.

99F0722D-2FF3-42DA-981C-DC5697D1E629

Không nên dùng đồ chay giả mặn: Rất nhiều gia đình tránh sát sinh trong ngày rằm nên thường chọn mâm cỗ chay để dâng lên bàn thờ Phật và gia tiên, mong trong năm gia đình bình an, gặp nhiều điều may mắn, đây là một việc làm tốt. Tuy nhiên, gia chủ lưu ý, khi làm mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng là đồ chay thì nên làm đồ thuần chay.

Không đốt nhiều vàng mã: Trọng tâm của lễ rằm tháng Giêng là cầu nguyện cho một năm mới an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng. Tuy nhiên, đạo Phật không cổ xúy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại ô nhiễm môi trường. Vậy nên, người dân đi lễ nên dùng tấm lòng thành kính chứ không phải cố sắm mâm cao cỗ đầy hoặc đốt quá nhiều vàng mã gây lãng phí.

Không dịch bát hương: Vào ngày rằm tháng Giêng, các gia đình thường lau dọn bàn thờ. Khi làm việc này lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin Thần linh Thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng.

Không cúng thủ lợn: Theo quan niệm dân gian từ xưa tới nay, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng có thể cúng cả đồ chay và đồ mặn. Tuy nhiên, nếu gia chủ cúng mâm cỗ mặn thì nên nhớ, chớ nên cúng thủ lợn. Thông thường các gia đình vẫn làm mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng tương đối giống với mâm cỗ ngày Tết với những món truyền thống, trong đó có thịt gà, thịt lợn, giò chả, măng miến… Người ta cho rằng cúng thủ lợn không tốt, ngày đầu năm đã sát sinh, có thể ảnh hưởng đến vận phúc của cả gia đình trong năm, vì thế vẫn nên hạn chế là hơn.

Không dùng tiền giả, tiền bất chính: Gia đình Việt thường có thói quen đặt tiền thật lên bàn thờ khi cúng tế, ngụ ý muốn cầu xin tài lộc, may mắn. Tuy nhiên cần lưu ý, tiền này nên là tiền thật, do chính sức mình làm ra. Tuyệt đối không dâng lên tiền giả hay tiền có nguồn gốc bất chính, có được từ những hành vi phạm pháp hay trái với đạo đức.

Theo:  xevathethao.vn copy link