Rau má và những công dụng chữa bệnh trên cả tuyệt vời, nhất là bệnh thấp khớp

( PHUNUTODAY ) - Không chỉ là một loại rau thông dụng mà khi kết hợp với nhiều vị thuốc khác, rau má còn là bài thuốc dân gian quý chữa nhiều bệnh, trong đó có bệnh thấp khớp nặng.

Rau má có tác dụng tiêu nhiệt, dưỡng âm, giải độc,… thường dùng để điều trị nhiều bệnh như thấp khớp, viêm họng, viêm amidan, ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng với mục đích giảm nhanh các triệu chứng bệnh ngoài da và hỗ trợ cải thiện bệnh tim mạch và thần kinh.

2

Rau má chữa bệnh thấp khớp

Nước ép rau má là một cách sử dụng tối ưu công dụng của rau má hỗ trợ chữa bệnh thấp khớp đơn giản và được cho là thông dụng nhất. Nước ép rau má tươi có chứa đầy đủ các vị và tác dụng đã đề cập. Đối với mỗi người, mỗi ngày chúng ta có thể dùng từ 35 đến 40g rau má tươi mỗi ngày.

Bạn có thể thực hiện bài thuốc rau má hỗ trợ chữa bệnh thấp khớp theo các bước sau Lá rau má mua về rửa sạch có thể giã hoặc xay nát sau đó ta cho thêm một ít nước đun sôi để nguội vào, cuối cùng là bỏ bã chi lấy nước, thêm vào đó một ít đường giúp bạn dễ uống hơn.

3

Tốt cho các bệnh tim mạch

Rau má có thể giúp giảm sưng và lưu thông máu tốt trong cơ thể, nhất là những người liên quan đến các bệnh tim mạch.

Làm lành vết thương

Trong rau má có chứa chất triterpenoids có tác dụng chữa lành vết thương, tăng cường chất chống oxy hóa và tăng cung cấp máu cho khu vực bị thương.

Giảm stress

Chất Triterpenoids có trong rau má có tác dụng làm giảm sự căng thẳng và lo lắng. Bên cạnh đó là tăng cường chức năng tâm lý, tinh cho những người bị stress.

Chống loét dạ dày

Rau má có tác dụng chống viêm loét dạ dày, làm chậm phát trình phát triển của u, chống lại các vi khuẩn, nấm và virut lây bệnh.

Hạ sốt

Khi trẻ bị sốt thì bạn có thể dùng rau má, rửa sạch, vò nát, đổ vào xâm xấp nước và đem đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút, sau đó chắt nước ra cốc lớn. Cứ khoảng một tiếng cho trẻ uống vài thìa thì sẽ có tác dụng giảm sốt nhanh chóng.

Trị mụn

Trong rau má có chất saponin có tác dụng tái tạo lại nhanh chóng, làm vết thương mau lành và lên da non, giúp trị mụn hiệu quả.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng lá rau má, lá gấc giã nát trộn ít muối đắp lên chỗ mụn nhọt thì có tác dụng chữa mụn nhọn hiệu quả.

Chữa vàng da, vàng mắt

Bạn sử dụng 50g lá rau má với lá ngải cứu, đem rửa sạch đun nước uống hàng ngày thì có tác dụng chữa vàng da rất tốt.

Chữa kiết lỵ

Bạn rủa sạch rau má sau đó để ráo nước cho vào cối sạch giã nát và thêm ít muối. Sau cho thêm một bát nước sôi vào quấy đều, để lắng và gạn lấy nước trong để uống. Người lớn uống thì có thể sử dụng một lần, còn trẻ em thì tuỳ theo độ tuổi mà giảm liều lượng. Khi uống thuốc thì nên ăn cháo, kiêng các đồ ăn khó tiêu, kiêng mỡ và các đồ ăn cay nóng, đồ ăn tanh.

Chữa chảy máu cam

Rau má giã nhỏ, vắt lấy nước uống mỗi ngày từ 2-3 lần trong khoảng 5 ngày liền là bạn có thể trị chứng chảy máu cam hiệu quả.

Chữa sốt xuất huyết nhẹ

Với rau má, cỏ nhọ nồi, lá và bông mã đề. Bạn đem rửa sạch, giã nhỏ cho nước sôi vắt lấy nước uống hoặc sắc thì có thể trị sốt xuất huyết hoặc trị rôm sẩy ngứa ngáu khó chịu.

Tuy nhiên, rau má có thể làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu nên những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường thì nên tránh lạm dụng sử dụng quá nhiều rau má. Thảo dược này cũng có thể dẫn đến sảy thai nếu sử dụng quá nhiều trong thời kì mang thai nên các chị em phụ nữ mang thai nên lưu ý điều này.

Đối tượng nào không nên dùng rau má?

Để tránh tác dụng phụ, những đối tượng sau đây không nên sử dụng rau má để điều trị bệnh: Người bệnh mắc các chứng bệnh thuộc thể hư hàn, phụ nữ mang thai, người có tiền sử bệnh gan, bệnh nhân tiểu đường, người bện ung thư...

Theo:  khoevadep.com.vn copy link