Rối loạn chức năng tiểu tiện ở phụ nữ mang thai

12:00, Thứ tư 28/10/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Rối loạn chức năng tiểu tiện ở phụ nữ mang thai làm giảm chất lượng cuộc sống do chị em luôn mang tâm lý lo lắng, xấu hổ và buồn chán.

Sàn chậu nữ là gì?

- Vùng sàn chậu gồm tất cả các cấu trúc nằm bên trong khung xương chậu: từ khớp mu đến xương cụt, từ thành chậu bên này sang thành chậu bên kia và được hình thành từ nhiều khối cân, cơ đan xen nhau. 

- Sàn chậu chứa 3 cơ quan: hệ thống tiết niệu dưới (bàng quang, niệu đạo), hệ thống sinh dục (tử cung, âm đạo), hệ thống tiêu hóa dưới (trực tràng, hậu môn). 

- Nhiệm vụ của sàn chậu:

+ Giữ cho các cơ quan này nằm đúng chỗ, không bị sa xuống khi làm việc nặng, vận động chạy nhảy. 

+ Đóng mở các lỗ đường tiểu, âm đạo, hậu môn, giúp kiểm soát hoạt động đại tiện và tiểu tiện theo ý muốn, hoạt động tình dục, giúp quá trình sinh đẻ dễ dàng hơn.

Ba hệ thống này hoạt động hài hòa nhịp nhàng với nhau, hệ thống này nhường nhịn hệ thống kia theo sự điều khiển chủ động của con người. 

Rối loạn chức năng tiểu tiện ở phụ nữ mang thai
Rối loạn chức năng tiểu tiện thường gặp ở phụ nữ mang thai

Theo thống kê, cứ 3 phụ nữ đã từng mang thai và sinh đẻ, có một người bị són tiểu. Gần 50% phụ nữ trên 40 tuổi bị són tiểu, 40% phụ nữ trên 50 tuổi bị sa sinh dục.

Những biểu hiện của rối loạn chức năng tiểu tiện ở phụ nữ mang thai

Đường tiểu:

-    Tiểu không kiểm soát khi gắng sức: són tiểu khi cười, ho, hắt hơi, khi chạy nhảy hoặc mang vật nặng.

-    Tiểu gấp: không nín tiểu được theo ý muốn khi mắc tiểu.

-    Tiểu đêm > 1 lần.

-    Tiểu nhiều lần: khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu < 1 giờ hoặc tiểu > 8 lần /ngày.

-    Tiểu không kiểm soát liên tục: nước tiểu rỉ rả liên tục cả ngày.

-    Tiểu khó phải rặn.

-    Cảm giác đi tiểu không hết.

Ảnh hưởng của rối loạn chức năng tiểu tiện

Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bị các rối loạn kể trên có cuộc sống giảm chất lượng về nhiều mặt do luôn lo lắng, xấu hổ, buồn chán, khó hòa nhập cộng đồng. Việc phải áp dụng các biện pháp tự điều chỉnh như thường xuyên phải đi tiểu, liên tục đóng băng vệ sinh, tránh các hoạt động thể lực, mất ngủ, giảm khả năng lao động, tốn kém về kinh tế. Không ít phụ nữ bị đau hay bị ra nước tiểu trong khi giao hợp khiến họ mặc cảm, lảng tránh quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

rối loạn chức năng tiểu tiện ở phụ nữ mang thai
Chị em luôn mang tâm lý xấu hổ và lo lắng khi mắc rối loạn chức năng tiểu tiện
Khắc phục hậu quả rối loạn chức năng tiểu tiện

Trong ba phương pháp điều trị: phẫu thuật, tập phục hồi chức năng và dùng thuốc thì tập phục hồi chức năng cơ sàn chậu được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Đây là các bài tập do Kegel - nhà Sản phụ khoa người Mỹ đề xuất đầu tiên năm 1948. Sau tập, các cơ sàn chậu phục hồi được khả năng co bóp và nâng đỡ các cơ quan, duy trì sự tự chủ về tiểu tiện và đại tiện. Bên cạnh đó, tập làm giảm đau, tăng độ 'khít' của âm đạo, khiến cho sinh hoạt tình dục trở nên thoải mái, thú vị hơn. Chính vì vậy, mặc dù đã ra đời từ hơn 60 năm nay nhưng bài tập của Kegel vẫn là phương pháp được lựa chọn đầu tiên do tính an toàn, hiệu quả điều trị cao đến 80 - 90%.

Bài tập Kegel

Khi bị són tiểu nhiều, bạn có thể áp dụng bài tập Kegel sẽ làm tăng khả năng kiểm soát bàng quang, giúp bạn giảm được phần nào hiện tượng trên. Bài tập này rất đơn giản, đó chính là việc bạn tập co giãn các cơ âm đạo, giống như bạn đang tiểu tiện thì dừng lại và nín tiểu một chút.

Hãy áp dụng theo cách sau: Ngồi hoặc nằm xuống, co những múi cơ xương chậu lại. Giữ tình trạng đó khảng 3 giây, sau đó thả lỏng cơ, giữ tiếp 3 giây nữa. Lặp lại 10 lần như vậy. Lần sau, bạn lại tăng số giây co cơ lên khoảng 4-5 giây và thả lỏng bằng khoảng thời gian này. Khi tập, bạn cố gắng thả lỏng, sau đó thở sâu. Lặp lại các động tác này 3 lần trong ngày. Khi đã quen với các động tác này thì việc bạn thực hiện nó là rất đơn giản.

Tắc vòi trứng là gì?
Tắc vòi trứng là gì?
(Sức khỏe) - (Phunutoday) - Tắc vòi trứng là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Chị em cần có kiến thức nhất định để sớm phát hiện và điều trị bệnh.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Vũ Trung Thành