Rửa rau và thêm muối
Cho muối vào nước khi rửa rau là thói quen của hầu hết chúng ta. Biết rằng muối có thể loại bỏ trứng và giun dễ dàng hơn, tuy nhiên thành phần này cũng làm giảm phần nào khả năng làm sạch của nước. Tan Dunci giải thích rằng Phòng thí nghiệm độc tính thuốc nông nghiệp nhận ra rằng, nếu ta cho muối vào nước để rửa rau, không chỉ không làm sạch mà còn giúp thuốc trừ sâu xâm nhập vào rau quả nhanh hơn.
Ngoài ra theo lời Tan Dunci, Chính phủ khuyến khích nông dân hãy hòa tan thuốc trừ sâu với nước trước khi sử dụng, hành động này giúp rau và trái cây có thể được rửa sạch bằng vòi nước.
Ngoài ra, TS Từ Ngữ, hiện là Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam, chia sẻ, cho muối vào rửa rau củ là một quan niệm không chính xác và lạm dụng nước muối ngâm rau sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nguyên nhân là nồng độ cao trong nước muối sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu từ đó khiến rau quả bị nhiễm mặn, dẫn đến tác hại cho thận, gây cao huyết áp và bệnh tim mạch.
Thêm baking soda và giấm vào rau
Thông thường, thuốc trừ sâu đều ở dạng hợp nhất. Baking soda sẽ khiến tình trạng các độc tố trong rau quả trở nên độc hại hơn nếu thuốc trừ sâu có tính kiềm. Và trong trường hợp dùng giấm để rửa rau củ tồn đọng thuốc trừ sâu có tính axit sẽ tăng sự khó khăn trong việc làm sạch lên nhiều lần.
Theo một số chia sẻ khoa học cho biết, giấm mang đến khả năng diệt khuẩn, virus phá vỡ phấn, lông bên ngoài và hỗn hợp giấm 10% sẽ đánh bay đến 90% vi khuẩn. Nhưng, chưa có bất kỳ bài nghiên cứu nào khẳng định việc giấm có thể loại bỏ hoàn toàn thuốc trừ sâu. Cho nên, nếu bạn rửa rau bằng giấm thì hãy rửa lại một lần nữa với nước sạch nhé!
Rửa rau bằng nước vo gạo
Bên trong nước vo gạo chứa hàm lượng lớn các vitamin nhóm B như vitamin B1, vitamin B12. Cho nên nhiều nội trợ thường dùng nước vo gạo rửa rau và tin rằng vitamin nhóm B sẽ làm sạch rau một cách hiệu quả. Tuy nhiên, theo bác sĩ Tan Dunci, rau được rửa sạch bằng nước vo gạo chỉ là do tâm lý người dùng vì trên thực tế, nước vo gạo chỉ có thể hòa tan hoặc làm sạch một phần nào đó đối với các loại rau quả tồn đọng một hàm lượng nhỏ chất bảo vệ thực vật mà không gây độc cấp tính.
Còn đối với những hóa chất đã ngấm sâu vào bên trong rau quả thì việc ngâm với nước vo gạo sẽ hoàn toàn không có tác dụng.
Bên cạnh đó, gạo còn có thể tồn dư thuốc trừ sâu, trứng côn trùng và các thành phần nguy hại khác. Vì thế nên ngâm rau quả với nước vo gạo còn có thể mang đến nhiều ảnh hưởng xấu với cơ thể.
Nguyên tắc rửa từng loại rau xanh
Theo các chuyên gia, rau xanh được chia làm 4 loại: lá, quả, củ và hoa. Mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn, ô nhiễm nguồn nước khác nhau nên khi rửa cần phân loại để làm sạch.
Rau ăn lá được xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất và nguy cơ mang mầm bệnh tả cao do chứa nhiều vi khuẩn E.Coli và Salmonella từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá. Vì thế, khi mua về, nên nhặt sạch rau, ngâm qua nước và bắt đầu rửa từng lá, cọng dưới vòi xối. Các cành rau nhỏ như rau muống... phải rửa làm nhiều lần, sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước. Cách tốt nhất hiện nay để loại bỏ các khuẩn tả là ngâm qua nước. Một chậu nước khoảng 10 lít chỉ cho lưng thìa cà phê (một thìa nhỏ) muối ngâm trong vòng 5 phút.
Rau ăn quả thường ít ô nhiễm hơn rau ăn lá bởi quả chủ yếu leo giàn nên khi tưới ít bị dính phân. Nhưng rau ăn quả dễ bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật do thu hoạch quá sớm chưa hết hạn cách ly thuốc hay ô nhiễm khi bảo quản. Khi mua về không nên ăn liền theo thói quen vẫn tồn tại của người Việt Nam. Hãy rửa sạch từng quả rồi bọc nylon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày. Với cách này, rau quả vẫn đảm bảo độ tươi ngon, vừa có thời gian để thuốc phân hủy. Các loại rau quả cần ăn ngay nên rửa sạch dưới dòng nước và ngâm nước muối. Tránh ngâm nước muối rồi cho vào tủ lạnh để cách ngày vì quả dễ bị hỏng.
Rau ăn củ nói chung đảm bảo an toàn hơn nên không cần ngâm nước muối hay thuốc tím. Khi chế biến rau củ nên rửa sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt.
Rau ăn hoa được xem là đảm bảo vệ sinh nhất. Hoa thường ở trên cao và rất kỵ với các loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân phun trực tiếp vào, rất khó dính bẩn. Khi phun người trồng phải dùng lá đậy mặt hoa nên chế biến chỉ cần rửa hoa sạch dưới vòi nước là đảm bảo an toàn.
Rau gia vị chỉ cần rửa qua. Các loại rau gia vị như hành, thì là hay các loại quả vỏ trơn bóng như cà chua, cà tím, ớt tươi... cũng cần phải rửa sạch như các loại rau khác vì nhiều nơi trồng hành còn bẩn hơn cả rau, họ có thể tưới phân tươi... nên nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao.
Cách nhanh nhất loại sạch vi khuẩn
Rửa tất cả mọi thứ, kể cả những sản phẩm đã được “gắn mác” là “ăn luôn” hay “rửa trước khi ăn”. Hãy nhớ rằng ngay cả khi bạn gọt vỏ hoặc cạo bỏ lớp ngoài, các vi trùng, bụi bẩn, thuốc trừ sâu… trên bề mặt vẫn có thể phát tán tới tận những gì cuối cùng bạn ăn.
Nên rửa rau dưới vòi nước sạch: Sử dụng vòi nước máy, dùng nước lạnh tốt hơn. Với các hoa quả hay rau củ mềm thì chà xát nhẹ nửa phút đến một phút, tránh mạnh tay kẻo rau củ bị nát. Những sản phẩm khó cọ thì dùng các loại bàn chải phù hợp để cọ.
Không dùng xà phòng, chất tẩy rửa, chất tẩy trắng: Các chất này có thể xâm nhập vào sản phẩm. Không có gì có thể đảm bảo các chất này giúp làm cho trái cây và các loại rau sạch hơn cách thức rửa khác
Rửa thật kỹ: Hãy chắc chắn rằng sau khi rửa thì rau củ quả sạch sẽ, không còn nếp nhăn và các đường nứt còn sót lại bên ngoài, loại bỏ các phần bị hư hỏng, và lá bên ngoài…
Lau khô trái cây và rau: Dùng khăn giấy sạch để lau khô trái cây nhằm loại bỏ các vi khuẩn còn sót lại sau khi rửa.