Mới đây tại một xưởng làm phôi giấy vệ sinh giả ở TP Biên Hoà, Đồng Nai, cơ quan chức năng phát hiện giấy thải tái chế các loại - nguyên liệu để làm giấy vệ sinh – nằm chất đống dưới nền nhà dơ bẩn. Để sản xuất giấy giả, các xưởng này chỉ áp dụng duy nhất quy trình tẩy trắng nguyên liệu bằng hoá chất phản quang.
Với cách làm này, giấy vệ sinh giả sẽ trắng sáng một cách bất thường so với giấy thật. Khi sử dụng thường xuyên, loại giấy này có thể gây mẩn ngứa, đỏ da hoặc lây truyền các mầm bệnh vì chưa được diệt khuẩn hoàn toàn. Nếu dùng trong thời gian dài, giấy vệ sinh giả có thể gây bệnh ung thư cho người sử dụng.
Đây là loại giấy vệ sinh làm giả nhãn hàng Saigon Extra của Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn. Đặc điểm của loại giấy giả này là trên bề mặt có nhiều vết lấm chấm đen, các cuộn giấy hơi xộc xệch, không khít với lõi cuộn giấy. Hình ảnh bao bì nhãn hiệu của sản phẩm giả bị nhòe ở phần hoa loa kèn, còn sản phẩm thật thì rõ nét.
Dùng giấy vệ sinh giả có nguy cơ bị ung thư. Ảnh minh họa |
Cũng theo lãnh đạo công ty, loại sản phẩm làm giả như nói trên là hàng trôi nổi, không kiểm soát được bột giấy, các hóa chất nên khó đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Các cuộn giấy vệ sinh in mác những nhãn hiệu nổi tiếng được bày bán với giá rất “bèo” chỉ bằng 2/3 giá sản phẩm chính hãng. Với việc buôn giấy vệ sinh giả, những người bán dạo cũng dễ dàng kiếm lời từ 300.000 – 500.000 đồng/ngày, tương đương mức lợi nhuận lợi nhuận gần 400%. Nguyên nhân của mức lãi “khủng” này là do những người bán dạo đã mua giấy vệ sinh làm nhái với giá rất rẻ tại nơi sản xuất hàng giả và bán ra bằng giá của nhà sản xuất chính hãng.Với các sản phẩm làm giả, không thể kiểm soát được bột giấy, các hóa chất nên khó đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Điều này rất nguy hiểm vì nếu dùng phải sản phẩm kém chất lượng sẽ dễ bị dị ứng, kích ứng da, viêm nhiễm “vùng kín”.
Rất nhiều người tiêu dùng vì ham rẻ mà mua các sản phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ dẫn đến mất an toàn khi sử dụng, Đặc biệt có những trường hợp gây ra viêm nhiễm, đau rát… phải điều trị dài ngày mới khỏi. Để đảm bảo an toàn vệ sinh, ngưòi tiêu dùng, nên mua các loại giấy vệ sinh có nguồn gốc rõ ràng, giấy vệ sinh không nên quá trắng, độ dai và độ thấm nước phải đảm bảo theo tiêu chuẩn đã được in đầy đủ trên bao bì, sản phẩm phải được in rõ ràng…”, một bác sĩ BV phụ sản đưa ra lời khuyên.
Khi so sánh, người tiêu dùng khó phát hiện hàng thật, hàng giả, bởi hàng giả giống hàng thật đến 90%. Chỉ các chuyên gia khi căn cứ vào màu sắc, hoa văn không rõ nét, bao bì đóng gói thủ công mới có thể phân biệt được hàng chính hãng và hàng nhái.
Đặc điểm của loại giấy giả này là trên bề mặt có nhiều vết lấm chấm đen, các cuộn giấy hơi xộc xệch, không khít với lõi cuộn giấy. Hình ảnh bao bì nhãn hiệu của sản phẩm giả bị nhòe còn sản phẩm thật thì rõ nét.