Rau muống rất bổ dưỡng bởi nó chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A. Tuy nhiên, khi sử dụng, bạn cần lưu ý những điều sau.
Rau muống rất bổ dưỡng bởi nó chứa nhiều vitamin và khoáng chất. |
Chắc hẳn không còn ai xa lạ với món ăn từ rau muống nhưng sẽ ít người biết được rằng rau muống sẽ gây hại khi chế biến không phù hợp. Bạn vẫn chế biến rau muống theo cách thường ngày mà không chú ý đến việc có thể nó gây hại cho sức khỏe. Vậy hôm nay bạn cùng đọc để lưu ý sao cho dùng bữa với rau muống đảm bảo an toàn nhé.
Dù quen thuộc và dễ chế biến đến đâu, việc sử dụng rau muống làm thực phẩm cũng cần có những quy tắc và cả những “kiêng kị” để nó không trở thành món ăn có hại cho bản thân và gia đình.
Với những món nộm bạn thường ăn rau muống sống hoặc chỉ trần qua, nhiều người rất thích ăn món này kèm với rau thơm và nước riêu. Thực sự nó là món ngon và đưa cơm trong những ngày hè. Tuy nhiên việc ăn rau sống như vậy cũng có không ít tác hại và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Ăn rau muống sống hoặc chưa chín kỹ
Rau muống chẻ để ăn sống là món ăn được nhiều người thích. Nhất là khi nó được ăn kèm với vài lá kinh giới chấm với nước riêu cua, riêu cá chua thanh mát thì dẫu mùa đông rét mướt hay mùa hè nóng nực đều rất đưa cơm.
Tuy nhiên, với tình hình an toàn thực phẩm hiện nay thì món ăn này chứa rất nhiều hiểm họa.
Trong rau muống, đặc biệt là rau muống thủy sinh, có chứa một loại sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski. Việc ăn rau muống còn sống hoặc chưa được nấu chín kỹ có thể là con đường đưa loại sán này xâm nhập vào cơ thể người.
Loại ký sinh trùng này khi xâm nhập vào cơ thể người có thể bám vào thành ruột, gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng...
Không dừng lại ở đó, ký sinh trùng Fasciolopsis buski còn có thể chui vào máu, theo đường máu di chuyển đến tất cả các bộ phận cơ thể. Sau 1 thời gian, trứng sẽ nở và trở thành sán trưởng thành, gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan...
Nếu không được phát hiện kịp thời, loại ký sinh trùng này có thể gây ra những biến chứng nặng dẫn tới tử vong cho người mắc bệnh.
Ăn rau muống trái mùa
Ngày nay, khi trồng rau muống các chủ ruộng đã không màng nguy cơ mà sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thu hoạch rau không đúng hạn để đem bán ra thị trường nhằm kiếm lời.
Vì vậy, ăn rau muống trái mùa thường không an toàn bởi lượng thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng trong rau nhiều hơn, từ đó nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Ăn rau muống cần hết sức lưu ý
Theo BS. Bạch Mai, thuộc Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, cho biết bản thân rau muống cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, threonin, valin, leucin... Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm. Nó cũng giúp mọi người phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Nguồn sắt dồi dào trong rau muống là nguồn thực phẩm xanh hữu hiệu cho sức khỏe cũng những người mắc bệnh thiếu máu và phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, rau muống còn có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, hiệu quả với người bị táo bón. Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt…
Tuy nhiên chúng ta không nên ăn sống rau muống hoặc ăn khi rau chưa chín kĩ bởi người ăn có thể bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng. Nguyên nhân là do trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis buski, chúng có rất nhiều trong loại rau sống ở thủy sinh trong đó có rau muống. Khi vào cơ thể người, trứng sán Fasciolopsis buski nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy, dị ứng hoặc còn gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan... Do đó, tốt nhất là phòng nhiễm sán bằng cách không ăn rau muống sống.
Điều phải biết khi ăn mì gói để không mang bệnh vào thân (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Bạn hãy biết những điều dưới đây khi chế biến mì gói để không mang bệnh vào thân. |